Chuyện lạ về cá sấu

Chuyện lạ về cá sấu

Cá sấu là loài bò sát lớn đã có mặt trên trái đất cùng thời với khủng long, khoảng 240 triệu năm trước. Cá sấu có thể sống cả ở trên cạn và dưới nước. Những loài cá sấu lớn có thể gây nguy hiểm cho con người.

1. Cá sấu lớn nhất

Loài cá sấu có kích thước lớn nhất là một loài sống ở nước mặn (còn gọi là Crocodylus porosus), đã được các nhà khoa học tìm thấy ở Ấn Độ, Bắc Australia và Fiji. Loài cá sấu này có chiều dài tới 7m với trọng lượng 1 tấn. Nhưng với độ dài 5m, trọng lượng của chúng cũng chỉ đạt có 0, 5 tấn. Dầu vậy, trứng của loài cá sấu này vẫn không khác so với trứng ngỗng là bao!!!

2. Loài cá sấu nhỏ nhất

Loài nhỏ nhất là một loài cá sấu lùn (gọi là Osteolaemus tetraspis) ở Trung Phi, chiều dài tối đa chỉ đạt 1, 9 m. Đây là loài cá sấu sống nhiều trên cạn hơn so với các loài khác. Cơ thể của cá sấu lùn có màu đen và một tấm giáp không chỉ bảo vệ nó khỏi bị tổn thương mà còn giúp ngăn loài động vật khỏi bị đốt cháy bởi nắng nóng.

Cá sấu lùn
Cá sấu lùn

3. "Nước mắt cá sấu: Thực, hư?

"Nước mắt cá sấu" là một cụm từ quen thuộc, được sử dụng để miêu tả sự đau khổ giả tạo của một ai đó. Câu nói này có nguồn gốc từ một giai thoại rằng loài bò sát khóc khi chúng ăn thịt người. Nhưng dù tin hay không, hiện tượng cá sấu nhỏ nước mắt trong khi chúng đang ăn là có thật. Nhưng có lẽ không phải chúng "khóc" do ăn năn, hối lỗi, mà là do một số nguyên nhân về tâm sinh lý làm cho mắt chúng chảy nước và nhỏ ra thành giọt. Không khí được đẩy vào xoang hòa lẫn với nước mắt ở trong tuyến lệ của loài, làm cho toàn bộ lượng nước trong đó đổ hết vào mắt, và tạo nên hiện tượng cá sấu "khóc giả".

4. Da cá sấu: 15.000 USD/bộ

Da cá sấu được coi là một trong những nguyên liệu tốt nhất: vừa mềm, dẻo lại rất bền. Ở nhiều dân tộc, da cá sấu được sử dụng như là một biểu tượng của người có địa vị cao trong xã hội. Nhưng chỉ phần da ở bụng cá sấu mới có những đặc điểm trên; da ở lưng có lẫn xương nên có khả năng đỡ được tên bắn, giáo mác xiên và đạn bắn.

Một bộ da cá sấu nguyên chất đáng giá tới 15.000 USD. Giá trị của da cá sấu lớn đã làm cho nạn câu bắt cá sấu trộm trở nên nhức nhối và ngày nay, trong số 23 loài cá sấu và nhiều họ hàng khác của loài đang bị đe dọa, một số lượng lớn đã bị làm thịt để lấy da. Do đó, nuôi cá sấu trang trại cũng đóng vai trò lớn trong công tác cứu rỗi loài bò sát này.

Một bác sỹ thú y đã bị cá sấu tấn công và cắn đưt cánh tay.
Một bác sỹ thú y đã bị cá sấu tấn công và cắn đưt cánh tay. Ảnh chụp ở một vườn thú Shoushan Đài Loan vào ngày 11/ 4/ 2007 (Ảnh: nationalgeographic.com)

5. Tôn sùng cá sấu

Ở một số nơi, cá sấu đóng vai trò lớn, chi phối nhiều mặt ở đời sống tinh thần con người, cá sấu là biểu tượng của vũ trụ, đất nước, linh hồn của những điều hắc ám, nhưng còn là những điều kỳ thú. Cá sấu còn là biểu tượng của sự phồn thịnh có thể làm cho cây cỏ xung quanh phát triển. Cá sấu gắn liền với thứ trồi lên từ lòng đất, như đầm lầy, sông suối nên được thờ cúng thiêng liêng huyền bí như sức mạnh ngầm của trái đất. Vì sự phong phú và những điều chưa biết này, nhiều nơi cá sấu còn đồng nghĩa nó với của cải dồi dào, dư thừa và tiềm năng.

Một số tộc người đã từng tôn sùng loài cá sấu (giống những người Ai cập cổ đại). Với một số bộ tộc ở New Guinea, cá sấu là một vị tổ và người dân thường săm hình loài này lên trên cơ thể.

Những người thổ dân châu Úc rất giỏi trong việc săn bắt cá sấu, nhưng với một số khác việc săn bắt cá sấu lại là một điều cấm kỵ.

6. Mùa hung hãn

Cá sấu thể hiện sự hung hăng nhất vào mùa giao phối (phụ thuộc vào gió mùa).

Cá sấu đực là những kẻ khá ầm ỹ. Vào mùa sinh sản, chúng phát ra những âm thanh có thể so sánh với động cơ của những chiếc máy bay cỡ nhỏ, âm thanh này có thể lan truyền nhiều cây số trong làn nước. Chúng thu hút những con cái và tất nhiên, những con đực khác đang đố kỵ. Rất nhanh chóng, hàng chục con đực khác kéo đến và thi nhau cất lên những lời ca trầm hùng, đôi khi còn làm rung động mặt nước phía trên tấm lưng chúng, khiến nước bắn lên cao một cách đáng kinh ngạc.

7. Hàm răng khỏe

Mỗi hàm cá sấu có 24 chiếc răng sắc nhọn dùng để giữ và nghiền nát chứ không phải để nhai thức ăn. Răng được thay liên tục trong suốt cuộc đời của loài. Cá sấu có thể tạo một áp lực khổng lồ khi khép hai hàm của mình lại, nhưng lực để mở hàm ra lại rất yếu. Hàm răng khỏe mạnh của loài cá sấu cũng rất nhạy cảm, chúng hoạt động như những chiếc bút chì khi đưa con cái của mình ra khỏi tổ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải cảnh giác với chiếc đuôi của chúng, nó có thể giáng cho bạn một đòn đau đó!

Hàm răng chắc khỏe
Hàm răng chắc khỏe (Ảnh: internet)

8. Thoát mồ hôi từ... miệng

Rất nhiều lần chúng ta nhìn thấy loài bò sát này mở miệng nằm trên cạn. Tuy nhiên, đây không phải là một cử chỉ khiêu khích của chúng, mà là do cá sấu tự làm mát mình: bằng cách để mồ hôi thoát qua miệng.

9. Sống được trên cạn lẫn dưới nước

Cá sấu có tim 4 ngăn giống ở loài chim (hai loài có họ hàng gần gũi với nhau nhất), và giống động vật có vú vì có thể sống ở cả hai môi trường nươc và cạn. Khi lặn dưới nước, tim cá sấu hoạt động như tim của các loài bò sát khác: 3 ngăn. Nhờ đó, chúng có thể ở dưới nước một thời gian dài mà không bị chết đuối!

10. Phân biệt cá sấu

Làm thế nào để bạn có thể phân biệt được một con cá sấu châu Phi và một con cá sấu châu Mỹ? Nếu chưa biết nhiều về hình dạng của 2 loài này, bạn hãy quan sát miệng của chúng: cá sấu châu Phi có một chiếc răng thứ tư ở hàm dưới rất dễ quan sát ngay cả khi miệng đóng (cá sấu châu Mỹ thì chỉ lộ ra một rãnh nhỏ khi miệng chúng khép lại).

Do cá sấu châu Phi có một tuyến nước muối trong miệng, nên chúng có thể chịu được nước biển, cá sấu châu Mỹ thì không có. Đó là lý do tại sao, nhiều loài cá sấu châu Mỹ tập trung đông đúc ở các cánh rừng đước, các vùng đầm lầy cửa sông. Cá sấu Mỹ thường nhanh nhẹn hơn và hung hãn hơn các loài khác, nhưng lại có khả năng chịu lạnh kém (nên chúng thường sống ở những vùng nhiệt đới).

Cá sấu sông Nile là loài nguy hiểm nhất
Cá sấu sông Nile là loài nguy hiểm nhất

11. Mắt sáng trong tối

Khi bạn soi đèn vào ban đêm ở những khu vực có cá sấu sinh sống, bạn sẽ nhìn thấy hai chấm rất nhỏ màu đỏ. Đây là những con mắt của loài bò sát này. Mắt cá sấu chứa các tinh thể có thể phản xạ được ánh sáng và giúp chúng nhìn được trong bóng tối.

12. Lớn nhanh

99% cá sấu con bị ăn thịt trong năm tuổi đầu tiên bởi những loài cá lớn hơn, thậm chí là cả những con cá sấu trưởng thành... Trong những tuần tuổi đầu tiên, cá sấu con ăn thức ăn thừa của bố mẹ. Trứng cá sấu được các loài thằn lằn, linh cẩu, chim cò lớn và thậm chí cả... con người rất thích! Một con cá sấu cái có thể đẻ từ 20- 80 quả trứng. Trứng này được ủ vào trong tổ làm bằng cây cối và được cá mẹ ôm ấp bảo vệ trong suốt 3 tháng.

Một chú cá sấu nuôi có thể đạt chiều dài 1,5 m trong một năm. Nhưng ở trong tự nhiên, nguồn thức ăn thiếu thốn, cá sấu phải mất tới 3 năm để có thể đạt được cùng độ dài trên.

13. Bền sức

Cá sấu có thể bơi với vận tốc 40 km/ giờ nhờ sự trợ giúp của chiếc đuôi rất khỏe, và có thể ở dưới nước từ 2 đến 3 tiếng. Trên cạn, chúng có thể chạy với vận tốc lớn nhưng dễ bị mất sức ngay sau đó. Chúng cũng có thể thực hiện những cú nhảy xa tới vài mét xuống nước.

14. Họ hàng của khủng long

Những chú cá sấu đầu tiên xuất hiện khoảng 240 triệu năm trước, cùng thời điểm xuất hiện của loài khủng long (họ hàng). Khi đó, những chú cá sấu mới chỉ dài chưa đến 1 mét và đi bằng hai chân! Đó là lý do tại sao, ngày nay cá sấu vẫn có chân sau to khỏe hơn chân trước.

Loài cá sấu cũng được kế thừa một cái mõm thon dài và hàm răng chắc khỏe từ loài khủng long
Loài cá sấu cũng được kế thừa một cái mõm thon dài và hàm răng chắc khỏe từ loài khủng long (Ảnh: internet)

15. Tuổi thọ

Cá sấu có thể sống thọ tới 80 năm!

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận