Có sừng quý hơn cả ngà voi, loài chim cổ đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Có sừng quý hơn cả ngà voi, loài chim cổ đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Là một nạn nhân mới của nạn buôn bán trái phép, loài chim cổ hồng hoàng mũ cát đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Năm năm qua, nhu cầu về sừng đỏ của, loài chim sinh trưởng ở Đông Nam Á, đã bùng nổ. Những sản phẩm từ sừng loài chim này được bán với giá gấp năm lần giá sản phẩm từ ngà voi. Chúng được săn lùng ráo riết trên thị trường chợ đen, và Hong Kong đóng vai trò quan trọng trong thảm kịch đón đợi hồng hoàng mũ cát.

Chim hồng hoàng mũ cát
Chim hồng hoàng mũ cát. (Ảnh: Zing.)

Hồng hoàng mũ cát sống trong các khu rừng nhiệt đới ở Indonesia, Malaysia, miền Nam của Thái Lan và cực nam Myanmar. Đây là loài chim lớn, có da trần quanh cổ (màu xanh lam ở con cái, màu đỏ anh đào ở con đực), lông đuôi đen trắng nổi bật. Tiếng kêu vang vọng của chúng từng là một âm thanh quen thuộc trong rừng nhiệt đới.

Sừng của loài chim này là nguyên do khiến nó bị săn lùng. Phần sừng đỏ kéo dài dọc từ phần trên mỏ đến hộp sọ, được cho là phát triển từ thói quen giao chiến hàng giờ của nó. Việc sử dụng sừng hồng hoàng mũ cát đã có từ hơn 2.000 năm trước. Người dân ở Borneo sử dụng vật liệu này để chế tạo đồ trang trí. Khi thương mại giữa Borneo và Trung Quốc bắt đầu vào khoảng năm 700, bộ phận này cũng chứng tỏ giá trị quốc tế. Các ghi chép cho thấy sừng hồng hoàng mũ cát được gửi đi như cống phẩm cho nhà Đường và nhà Minh và tiếp tục được sử dụng phổ biến trong những thế kỷ tiếp theo

Đầu và mỏ sừng của chim hồng hoàng mũ cát được bán với giá cắt cổ
Đầu và mỏ sừng của chim hồng hoàng mũ cát được bán với giá cắt cổ. (Ảnh: Zing.)

Một sản phẩm làm từ sừng hồng hoàng mũ cát. Nhu cầu sử dụng sừng hồng hoàng mũ cát bắt đầu giảm dần vào đầu thế kỷ 20, và ngừng hoàn toàn vào những năm 1950. Nghề thủ công bị mai một và loài chim được tự do phát triển tại quê nhà. Thế nhưng đến năm 2012, những dấu hiệu cảnh báo xuất hiện. Các nhà bảo tồn phát hiện rằng chỉ trong năm 2013 đã có đến 6.000 con chim bị bắn chết để lấy sừng ở Tây Borneo.

Đầu chim mỏ sừng được chạm khắc nghệ thuậtĐầu chim mỏ sừng được chạm khắc nghệ thuật. (Ảnh: ANTG.)

Ngoài ra, từ năm 2012 đến 2014, có đến 1.100 chim hồng hoàng mỏ cát tịch thu được từ bọn buôn lậu chỉ riêng ở tỉnh Tây Kalimantan của Indonesia. Nhà điểu học về loài này, Yokyok Hadiprakarsa, đánh giá có khoảng 6.000 con chim bị giết mỗi năm ở khu vực Đông Nam Á.

Năm 2015, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã đưa hồng hoàng mũ cát lên mức gần như tuyệt chủng. Nhu cầu lớn về vật liệu quý này đến từ Trung Quốc. Các vụ bắt giữ những sản phẩm từ sừng hồng hoàng mũ cát ngày càng tăng ở Trung Quốc. Các công dân Trung Quốc thường du lịch đến Indonesia để việc buôn bán được dễ dàng hơn, và Hong Kong là điểm trung chuyển chủ chốt.

Yokyok Hadiprakarsa cảnh báo: “Nếu không được ai lưu tâm đến, loài chim này sẽ có trong nay mai”. Loài chim có giá trị cao về mặt văn hóa trong hàng ngàn năm qua bởi vì nó được đánh giá là “vật đem lại may mắn” đối với người Kalimantan và người Dayak trên đảo Borneo tin con chim chuyên chở linh hồn người chết sang thế giới bên kia. Họ coi chim là sứ giả thiêng liêng của Thượng đế và người thầy về lòng chung thủy trong hôn nhân. Do đó, giết chim hồng hoàng mỏ cát là điều cấm kị.

Theo Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN), loài chim này “đang được xếp loại cận đe dọa và cần được giám sát cẩn thận nhằm tránh số lượng chim suy giảm trong tương lai”. Công ước Quốc tế về buôn bán các loài có nguy cơ tuyệt chủng (CITES) quy định hành vi buôn bán bất cứ bộ phận nào của các loài chim này đều là bất hợp pháp. Cơ quan Điều tra môi trường, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại London, Anh, cho biết các trang mạng xã hội như Facebook đang tạo điều kiện dễ dàng hơn cho cho sự chia sẻ thông tin và mua bán trực tuyến chim hồng hoàng mỏ cát.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận