Có thể tái chế phân người thành thức ăn cho phi hành gia?

Có thể tái chế phân người thành thức ăn cho phi hành gia?

Để giải quyết vấn đề tìm nguồn thức ăn cho phi hành gia, NASA hiện đang tích cực triển khai dự án tái chế phân người thành thức ăn. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ đã quyết định chi 1,6 triệu USD cho dự án đặc biệt này.

Thực phẩm trong các chuyến du hành vũ trụ dài ngày luôn là một vấn đề khiến các nhà khoa học đau đầu. Kể từ khi Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ chấm dứt dự án tàu con thoi năm 2011, đội phi hành gia đang sống trên Trạm không gian quốc tế (ISS) phải phụ thuộc vào các tàu vận chuyển thương mại như SpaceX và Orbital Sciences, cũng như chương trình vận chuyển của các nước khác. Tuy nhiên việc đưa thực phẩm, đồ dùng thiết yếu lên vũ trụ không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ, các phi hành gia sẽ gặp khó khăn vì tình trạng thiếu lương thực.

Chính vì vậy, NASA luôn tìm mọi cách thức để có thể thay thế phương pháp truyền thống cung cấp thực phẩm cần thiết qua tàu vận chuyển. Vào tháng 5, các nhà phi hành gia ISS đã thành công trong việc trồng cây rau diếp đỏ lá dài ngay trong môi trường không trọng lượng. Một nửa mẻ rau này đã được gửi về Trái Đất để phân tích sâu hơn về cây trồng phát triển trong vũ trụ.

Tuy nhiên nuôi trồng thực phẩm trên tàu theo cách truyền thống cũng không phải là giải pháp tốt vì việc nuôi trồng này cần nhiều nước và năng lượng mà phải mất thời gian mới có thể thu hoạch.

Có thể tái chế phân người thành thức ăn cho phi hành gia?

Có thể tái chế phân người thành thức ăn cho phi hành gia?

Mới đây, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ đã đầu tư 1,6 triệu USD cho một dự án táo bạo, biến phân người thành thực phẩm nhân tạo.

Trong báo cáo được đăng trên tạp chí khoa học Life Science, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học bang Pennsylvania của Mỹ đã phác thảo phương pháp làm chia tách các chất thải dạng rắn và lỏng để có thể tạo ra protein và thành phần chứa nhiều chất béo từ chất thải của con người.

Tức là họ sẽ dùng vi sinh vật để phân tách chất thải rắn. Khi các vi sinh vật này tiêu hóa chất thải, chúng sinh ra rất nhiều metan.

Khí metan được sử dụng để tạo ra vi khuẩn Methylococcus capsulatus - vốn đã được sử dụng cho thức ăn động vật. Vi khuẩn này có tới 52% protein và 36% chất béo, có thể cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho các phi hành gia trong những chuyến du hành dài ngày.

Các nhà khoa học cho biết họ đã tiến gần tới khả năng có thể xử lý chất thải của các nhà du hành vũ trụ để tạo ra một loại thức ăn có thể ăn được trực tiếp hoặc không trực tiếp. Theo các nhà khoa học, loại thức ăn này sẽ khá giống với loại thức ăn Marmite hay Vegemite (loại bơ có màu nâu đen, vị mặn, mùi hắc, được cô đặc và chế biến từ men bia và bọt bia) và có thể được sử dụng làm thức ăn cho các nhà du hành vũ trụ.

Phương pháp này vẫn chưa sẵn sàng để áp dụng ngay trên các tàu vũ trụ, nhưng có thể dùng để tạo ra thức ăn cho phi hành gia trong tương lai.

Trước đó, các phi hành gia hiện đã tái chế chất thải của họ, cụ thể là nước tiểu.

Phi hành gia của NASA trên Trạm Vũ trụ Quốc tế lâu nay đã có thể uống nước tiểu tái chế. "Nước là một tài nguyên quý giá ở đây vì vậy chúng tôi làm tinh khiết nước tiểu để uống lại", phi hành gia Peggy Whitson từng chia sẻ với Tổng thống Donald Trump.

Theo Sở Hữu Trí Tuệ

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận