Con người có thói quen ngủ ban đêm nhờ... khủng long tuyệt chủng?

Con người có thói quen ngủ ban đêm nhờ... khủng long tuyệt chủng?

Nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng, các loài động vật có vú phần lớn là sinh vật ban đêm cho đến khi khủng long bị tuyệt diệt bởi một tiểu hành tinh khoảng 66 triệu năm trước.

Ý tưởng cơ bản này dựa vào giả thuyết “nút cổ chai ban đêm” (nocturnal bottleneck hypothesis), xuất hiện vào năm 1942. Giả thuyết này cho rằng, loài đã hoạt động chủ yếu về đêm nhằm tránh nguy cơ bị khủng long ăn thịt, do những kẻ thống trị này chủ yếu hoạt động vào ban ngày.

Sự kiện tiểu hành tinh đâm vào Trái đất 66 triệu năm trước khiến loài khủng long tuyệt chủng.
Sự kiện tiểu hành tinh đâm vào Trái đất 66 triệu năm trước khiến loài khủng long tuyệt chủng. (Ảnh minh họa: Stocktrek Images).

Một nghiên cứu được mô tả trong tạp chí Nature Ecology & Evolution mới đây đã làm sáng tỏ sự chuyển đổi then chốt trong . Nghiên cứu đã đưa ra một cột mốc tiềm năng mà có thể trước đây, các sinh vật lông thú này bắt đầu ngừng lẩn trốn trong bóng tối và bước ra ngoài ánh sáng.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những động vật có vú đầu tiên hoạt động cả ngày lẫn đêm xuất hiện khoảng 65,8 triệu năm trước, chỉ 200.000 năm sau sự kiện . Những động vật đầu tiên ấy có thể là tổ tiên của các loài móng vuốt chi chẵn như gia cầm ngày nay, lạc đà, hà mã hay thậm chí là cá voi, cá heo.

Roi Maor, đang là nghiên cứu sinh tại Đại học Tel Aviv ở Israel và Đại học College London, đồng thời là tác giả của bài báo, cho biết: “Trong quá trình tiến hóa, 200.000 năm không phải là một thời gian quá dài, nó chỉ như là 1 tích tắc”.

Các loài động vật có vú phần lớn là sinh vật ban đêm cho đến khi khủng long bị tuyệt diệt
Các loài động vật có vú phần lớn là sinh vật ban đêm cho đến khi khủng long bị tuyệt diệt bởi một tiểu hành tinh khoảng 66 triệu năm trước. (Ảnh: Mark Witton).

Các nhà khoa học cũng phát hiện rằng, những động vật hoạt động cả ngày hoặc chỉ hoạt động vào ban ngày cũng chỉ xuất hiện cách đây khoảng 52,4 triệu năm về trước (khoảng 13 triệu năm sau khi khủng long tuyệt chủng). Một trong số đó là khỉ, tinh tinh, tổ tiên của khỉ đột, vượn và con người ngày nay.

Tuy nhiên, ông Maor cảnh báo, nghiên cứu của ông chỉ đưa ra ra mối tương quan chứ không phải là mối liên hệ giữa sự tuyệt chủng của khủng long và sự xuất hiện của các loài vật sinh sống ban ngày. Nhưng phát hiện này củng cố cho giả thuyết về cách mà tổ tiên của chúng ta thống trị ban ngày sau khi khủng long biến mất.

Sử dụng phần mềm tin học, Maor và các đồng nghiệp của ông nhập dữ liệu hành vi sinh sống của hơn 2415 loài động vật có vú. Dữ liệu ghi chú rõ chúng thuộc loại động vật hoạt động vào ban ngày hay ban đêm, cả ngày lẫn đêm, và ít hoạt động cả ngày lẫn đêm. Máy tính sẽ giúp phân tích mối liên hệ giữa các tổ tiên của các loài vật này.

“Hãy nghĩ nó như một tập bản đồ, chúng tôi hiển thị tất cả các loài vật và tổ tiên của chúng trên bản đồ. Thuật toán của chúng tôi cho biết tổ tiên của các loài vật ngày nay là sinh vật hoạt động vào ban ngày hay đêm”, Maor cho hay.

Bản đồ dự đoán mô hình hành vi của tổ tiên các loài động vật sinh sống vào ít nhất 166 triệu năm về trước, vào thời Đại Trung Sinh. Nó cũng nhấn mạnh sự chuyển đổi từ hoạt động ban đêm sang hoạt động ban ngày của tổ tiên động vật có vú sau khoảng 66 triệu năm về trước, khi thiên tai xảy ra trên hành tinh này.

Tập dữ liệu của họ tập hợp các sinh vật đại diện cho 91% loài động vật có vú. Trong đó, động vật hoạt động về đêm chiếm 60% như dơi, cáo, nhím gai lùn Châu Phi; 26% là động vật hoạt động ban ngày như sóc xám, hươu cao cổ và con người; hầu hết phần còn lại là động vật hoạt động cả ngày lẫn đêm như chuột chũi, thỏ Châu Âu và chuột Xạ hương.

Gorila
Những phát hiện được mô tả trong tạp chí Nature Ecology & Evolution góp phần làm sáng tỏ sự chuyển đổi then chốt trong lịch sử sự sống trên hành tinh của chúng ta. (Ảnh: Telegraph).

Lars Schmitz, một nhà sinh học nghiên cứu về sự tiến hóa của Trường Cao đẳng Claremont ở California, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết ông rất vui khi thấy một nghiên cứu có phạm vi so sánh lớn như vậy. Theo ông, kết luận của nghiên cứu động vật có vú xuất hiện vào ban ngày hỗ trợ cho giả thuyết “nút cổ chai ban đêm”.

“Nghiên cứu này ủng hộ cho học thuyết mà mọi người vẫn hay đề cập, rằng động vật có vú thường chỉ ẩn nấp sinh hoạt vào ban đêm và chỉ chuyển sang hoạt động vào ban ngày khi thời đại khủng long đã qua đi”, ông phát biểu.

Nhưng ông cũng chỉ ra hạn chế của nghiên cứu này là nó chỉ nghiên cứu trên các sinh vật còn sống chứ không bao gồm các sinh vật đã tuyệt chủng. Nếu không biết về tập quán hoạt động của các sinh vật đã tuyệt chủng này, các nhà nghiên cứu có thể mất đi một đầu mối quan trọng về sự xuất hiện lần đầu tiên của động vật có vú.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận