Con người liệu có an toàn trong hành trình chinh phục Sao Hỏa?

Con người liệu có an toàn trong hành trình chinh phục Sao Hỏa?

Đặt chân lên hành tinh đỏ đã trở thành tham vọng của cả nhân loại trong hàng chục năm qua. Tuy nhiên cho đến ngày nay, hệ sinh thái của Sao Hỏa vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Không những vậy, các nhà khoa học còn tin rằng chuyến hành trình trong vũ trụ có thể đẩy não bộ chúng ta vào tình trạng thần kinh căng thẳng quá độ, đến mức suy nhược.

Con người liệu có an toàn trong hành trình chinh phục Sao Hỏa?

Vào tháng trước, Elon Musk – nhà sáng lập của Tập đoàn Công nghệ SpaceX, đồng thời là Chủ tịch của Tesla Motors đã công bố chi tiết bản kế hoạch đầy tham vọng nhằm mục tiêu xây dựng một thành phố trên Sao Hỏa ngay trong thế kỉ này. Ông tập trung trình bày về hệ thống giao thông giữa Trái Đất và hành tinh đỏ mà SpaceX đang phát triển, nhưng lại che đậy vô số các thách thức khác trên con đường xây dựng một thủ phủ trên Sao Hỏa.

Nghiên cứu mới đây cho thấy quãng thời gian dài trong các chuyến đi đến Sao Hỏa có thể gây ra sự suy nhược thậm chí tổn thương trong não bộ của các phi hành gia và du khách tham gia.

Các nhà khoa học tại Đại học California đã tiến hành nghiên cứu một dạng điều kiện mà họ gọi là "không gian não bộ", có thể gây nguy hại đến con người trên hành trình chinh phục Sao Hỏa. Quãng thời gian dành cho mỗi chiều đi lại sẽ mất ít nhất chín tháng. Và trong suốt hành trình đó, du khách sẽ bị ảnh hưởng bởi các tia vũ trụ chứa đầy các hạt tích điện, hậu quả lâu dài là một loạt các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

"Tiếp xúc với các hạt này có thể dẫn đến một loạt các biến chứng thần kinh trung ương như suy giảm hiệu suất làm việc của não bộ, giảm trí nhớ, lo âu, trầm cảm... Không chỉ xuất hiện trong chuyến đi mà các biến chứng này còn có thể tồn tại rất lâu sau đó, gây hậu quả nghiêm trọng đến nhận thức và tiếp diễn trong suốt cuộc đời", giáo sư về các bệnh ung thư do phóng xạ Charles Limoli thuộc Viện nghiên cứu Đại học California cho biết.

Limoli và các đồng sự đã nghiên cứu sự ảnh hưởng trên động vật gặm nhấm của bức xạ trong các hạt tích điện tại Phòng thí nghiệm bức xạ vũ trụ của NASA đặt tại Brookhaven, New York. Phát hiện của họ được công bố vào thứ Hai trên các tạp chí khoa học. Kết quả cho thấy sau sáu tháng được tiếp xúc với bức xạ, não bộ của các vật thí nghiệm bắt đầu xuất hiện bằng chứng của sự tổn thương, đặc biệt tại các khu vực có tác động đến học tập và ghi nhớ.

Các bức xạ cũng ảnh hưởng đến một năng lực của bộ não được gọi là "dập tắt nỗi sợ". Năng lực này có tác dụng thuyết phục con người không nên hoảng sợ hoặc đau buồn trong phần đời còn lại vì một điều gì không hay từng xảy ra trong quá khứ. Ví dụ như năng lực này sẽ giúp bạn sẵn sàng ngồi lái xe một lần nữa dù trước đây bạn đã từng gặp một tai nạn giao thông.

Nguồn: https://www.cnet.com/news/trip-to-mars-brain-damage-space-x-elon-musk-university-of-california-irvine/

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận