Công nghệ nhận dạng gương mặt có tác động gì đối với xã hội?

Công nghệ nhận dạng gương mặt có tác động gì đối với xã hội?

Công nghệ này ngày càng được ứng dụng phổ biến hơn thì vấn đề về riêng tư cũng dấy lên nhiều câu hỏi có lẽ đã đến lúc bạn cần ngồi lại một chút và tìm câu trả lời. Liệu công nghệ nhận dạng gương mặt có thật sự an toàn cho tất cả chúng ta?

Công nghệ nhận dạng gương mặt có tác động gì đối với xã hội?

Vào đầu những năm 1960, một cơ quan tình báo giấu tên của Mỹ đã tài trợ cho dự án tự động nhận dạng gương mặt (Facial Recognition) đầu tiên trên thế giới. Kể từ đó, công nghệ này đã được cải thiện cộng với nhu cầu đã thay đổi và việc thu thập dữ liệu đã trở nên thông minh hơn, cho phép nhận biết gương mặt trong thế giới thực hàng ngày, cho mục tích cực lẫn tiêu cực.

Công nghệ nhận diện gương mặt đã trở thành chủ đề được nói đến rất nhiều trong ngành công nghiệp hàng không, ngân hàng, các công ty sản xuất smartphone, ngành công nghiệp máy tính và nhiều nữa. Với sức mạnh xử lý được cải tiến và tăng tốc, khả năng nhận diện gương mặt có thể cho kết quả theo thời gian thực mà không cần sự đồng ý của bất kỳ ai.

Tác động xã hội đến sự riêng tư

Sự nhận thức của mọi người ở thời điểm trước ngày 11/9/2001 hầu như rất khác biệt (so với bây giờ). Họ xem công nghệ tương lai này chỉ là thứ gì đó chỉ có trong những bộ phim Hollywood mà không ngờ nó đã đang trong tầm ngắm theo dõi của chính phủ. Tại trận cầu Super Bowl XXXV diễn ra vào tháng 01/2001, chính phủ liên bang đã tiến hành một thử nghiệm quét qua 100.000 người tham dự và báo cáo đã tìm thấy 19 trường hợp rủi ro tiềm ẩn. Thử nghiệm này sau đó đã bị giới truyền thông phát hiện, dẫn đến một cuộc tranh luận công khai các mối quan tâm về sự riêng tư.

Khi được hỏi về thử nghiệm bí mật này, ông Joe Durkin, phát ngôn viên của sở cảnh sát Tampa (bang Florida) - bày tỏ: "Nó đã khẳng định nghi ngờ của chúng tôi rằng bọn tội phạm sẽ kéo đến trận cầu Super Bowl để săn mồi". Theo Shaun Moore, Giám đốc điều hành của Trueface.ai, tình trạng tiến thoái lưỡng nan chính là kết quả của sự kiện ngày 11/9, vụ tấn công khủng bố kinh hoàng trên đất Mỹ, trở thành chủ đề được nói đến rất nhiều trong việc về cải thiện an ninh và sự tác động đến sự riêng tư của mỗi người trong xã hội.

Kết quả lớn nhất đạt được từ thử nghiệm của sở cảnh sát Tampa nhằm khám phá công nghệ nhận diện gương mặt làm được những gì trong hơn trong một năm với nhiều kết quả khác nhau. Hiện có thể nhận dạng gương mặt theo thời gian thực dưới nhiều điều kiện ngoại cảnh khác nhau như môi trường ánh sáng, các góc nhìn gương mặt, gương mặt bị che phủ, dưới trời mưa… Cuối cùng, cuộc thử nghiệm của họ kết thúc trong vài tháng tiếp theo.

Cuộc đối thoại công khai bắt đầu thay đổi sau ngày 11/9 - khi những vấn đề về khủng bố được ưu tiên hơn so với những vấn đề về sự riêng tư. Bạn có sẵn sàng quét gương mặt của mình khi bạn bước vào siêu thị hoặc một địa điểm tổ chức hoà nhạc nhằm phát hiện các mối đe dọa tiềm ẩn dù là rất nhỏ? Liệu cuộc sống này có trở nên đáng sợ hay thông minh hơn khi sử dụng một công nghệ đang phát triển từ những năm 60 của thế kỷ trước? Những gì đã từng được sử dụng cho mục đích của chính phủ có thể giúp cho chúng ta an toàn hơn và mang lại nhiều tiện lợi hơn cho cuộc sống. Trong khi tương lai có lẽ sẽ là như thế, nhưng ở hiện tại, nhà sản xuất có thể mang công nghệ này lên iPod và iPhone, xe điện và một trang web kết nối hơn 1 tỷ người trên khắp thế giới nữa.

Các công nghệ trên các thiết bị (nói trên) đã đáp ứng được những yêu cầu ban đầu nhằm phục vụ cho con người và công nghệ nhận diện gương mặt với tiềm năng của nó được sắp xếp hợp lý để trở thành một phần cuộc sống của chúng ta, giúp cho những thiết bị công nghệ đó an toàn hơn, giúp chúng ta thuận tiện hơn từ việc rút tiền tại cây ATM  cho đến việc mở khóa cửa để bạn vào nhà.

Vậy công nghệ nhận dạng gương mặt sẽ trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày? Moore nghĩ rằng câu trả lời này phức tạp hơn nhiều so với việc phán xử ở ngay đây. Mọi người thẳng thắn nói về sự dễ dàng khi mở khóa chiếc iPhone của họ bằng dấu vân tay và sẵn sàng cung cấp thông tin sinh trắc học cho một công ty nào đó. CLEAR (Một chương trình giúp hành khách vượt qua kiểm tra an ninh nhanh hơn trước khi lên máy bay tại Mỹ bằng cách quét dấu vân tay hoặc quét mống mắt) đã đạt cột mốc 1 triệu thành viên, giúp nâng cao trải nghiệm tại sân bay thông qua các thông tin sinh trắc học. Công nghệ này hiện đang được thử nghiệm khắp nơi trên thế giới và nó vẫn tiếp tục được cải thiện.

Vậy sự riêng tư của bạn kiên cố đến đâu?

Nếu bạn lo lắng về sự riêng tư của mình thì bạn nên vứt bỏ thẻ tín dụng hay điện thoại xuống hồ và đừng bao giờ đi ra ngoài. Điện thoại thông minh giờ đây sử dụng nhiều cảm biến theo dõi mọi hành vi của chúng ta, nó biết chính xác khi nào chúng ta thức dậy vào buổi sáng, văn phòng của chúng ta ở đâu, nơi chúng ta hay mua sắm, sở thích của chúng ta là gì và cách chúng ta sử dụng thời gian. Điều này đối với Moore sự xâm phạm đến sự riêng tư cuối cùng còn sót lại, chúng ta sẵn sàng từ bỏ thông tin cá nhân cho những dịch vụ được cung cấp "miễn phí", nhưng sau đó chúng (các dịch vụ) quay lại và bán các thông tin của chúng ta để kiếm tiền.

Nhận dạng gương mặt là một công cụ mạnh mẽ trong vô số các giải pháp bảo mật và nếu nó lọt vào tay kẻ xấu, hậu quả sẽ rất khó lường. Hiện tại, công nghệ này được phát triển nhằm cải thiện dòng chảy của cuộc sống và được ứng dụng vào thực tiễn để âm thầm bảo vệ con người. Khi chúng ta không hiểu hết nó (công nghệ được đề cập đến trong bài) và những tác động tích cực mà nó mang lại, chúng ta có xu hướng chống lại nó như một cách tự bảo vệ cho bản thân. Giáo dục là mấu chốt để mọi người hiểu hơn về công nghệ nhận dạng gương mặt và một khi xã hội đã thừa nhận những lợi ích vượt trội mà công nghệ này mang lại, chúng ta sẽ có thể vượt qua những trở ngại tinh thần để chấp nhận nó như là một phần tích cực của cuộc sống.

Thanh Long

Theo Readwrite

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận