Điều thú vị từ bản đồ tia vũ trụ trong đám mây Magellanic

Điều thú vị từ bản đồ tia vũ trụ trong đám mây Magellanic

Một kính viễn vọng vô tuyến ở vùng hẻo lánh Tây Australia đã được sử dụng để quan sát bức xạ từ các tia vũ trụ ở hai khu vực đám mây Magellanic lớn và nhỏ rất gần với Dải Ngân hà.

Cụ thể, các chuyên gia làm việc kính thiên văn Murchison Widefield Array đã có thể lập bản đồ các đám mây Magellanic Lớn và Đám mây Magellanic Nhỏ với chi tiết chưa từng thấy khi chúng quay quanh Dải Ngân Hà.
Bằng cách quan sát bầu trời ở tần số rất thấp, các nhà thiên văn đã phát hiện ra tia vũ trụ và khí nóng ở hai đám mây này với các sao mới được sinh ra và tàn dư từ các vụ nổ sao có thể được tìm thấy trong nó.
Đám mây Magellanic Lớn và Nhỏ rất gần với Dải Ngân hà của chúng ta, cách xa chưa đến 200.000 năm ánh sáng và có thể được nhìn thấy trên bầu trời đêm bằng mắt thường.
Dieu thu vi tu ban do tia vu tru trong dam may Magellanic
Nguồn ảnh: Phys. 
Nhà thiên văn học ICRAR, Tiến sĩ Bi-Qing For, người đứng đầu nghiên cứu này cho biết, đây là lần đầu tiên đối tượng tia vũ trụ được lập bản đồ chi tiết ở các tần số vô tuyến thấp như vậy.
"Quan sát cho thấy, những đám mây Magellan này có tia vũ trụ cực thấp từ giữa 76 và 227 MHz, có nghĩa là nhờ nó chúng ta có thể ước tính số lượng các ngôi sao mới được hình thành trong đám mây thiên hà này", cô nói.

Mời quý vị xem video: 10 hành tinh bí ẩn và kỳ lạ nhất trong vũ trụ - có thể bạn chưa biết. Nguồn Video: Youtube/cuộc sống thực

"Chúng tôi thấy rằng tỷ lệ hình thành sao trong Đám mây Magellan Lớn tuân theo chu kỳ cứ sau 10 năm lại có sao mới được hạ sinh một lần”.
"Trong Đám mây Magellan Nhỏ, tỷ lệ hình thành sao tuân theo chu kỳ cứ sau 40 năm lại hạ sinh sao một lần".
Huỳnh Dũng (theo Phys)

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận