El Nino là nguyên nhân chính khiến lượng CO2 tăng cao đột ngột

El Nino là nguyên nhân chính khiến lượng CO2 tăng cao đột ngột

Những đợt nóng và tình trạng hạn hán xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới trong năm 2017 là hệ quả kéo dài của hiện tượng El Nino.

El Nino là nguyên nhân chính khiến lượng CO2 tăng cao đột ngột

Vào năm 2015-2016, vệ tinh giám sát Orbiting Carbon Observatory-2 của NASA đã ghi nhận nồng độ CO2 trong khí quyển cao kỷ lục, tăng gấp 50% so với dự báo trước đó.

Nhưng đó chưa phải tin xấu nhất, NASA vừa công bố nghiên cứu cho thấy, hơn 80% lượng carbon, tương đương 2,5 tỷ tấn CO2 tăng lên trong bầu khí quyển hiện nay do hậu quả từ hạn hán và tình trạng nhiệt độ cao tại Nam Mỹ, Châu Phi và Indonesia. Đây cũng là lượng CO2 trong khí quyển cao nhất tính trong vòng 2000 năm trở lại đây.

El Nino – cậu bé nghịch ngợm một cách quá đà

Cụ thể, tình trạng gia tăng CO2 có nguyên nhân phần lớn từ hiện tượng El Nino. Dù đã bị nghi ngờ từ khá lâu nhưng các nhà khoa học không thể xác định cụ thể chính xác cơ chế nào đã dẫn đến sự gia tăng lượng khí CO2.

El Nino là một hiện tượng khí hậu hoạt động theo chu kỳ hàng năm, khi dòng hải lưu nóng ở phía Đông Thái Bình Dương chạy dọc theo vùng bờ biển của nhiều quốc gia Châu Mỹ. Ngày nay, El Nino xuất hiện với tần suất nhiều hơn và có sức phá hủy mạnh mẽ hơn. Hiện tượng El Nino gây ra tình trạng thời tiết cực đoan, bao gồm khô hạn hoặc mưa bão, lụt lội tại nhiều điểm điểm khác nhau trên thế giới.

Ví dụ dễ thấy nhất là "đại thảm họa" cháy rừng mới đây tại bang California, Mỹ. Trong khi đó, tại các quốc gia Châu Á, Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam liên tiếp phải hứng chịu nhiều siêu bão nhiệt đới có sức tàn phá hủy diệt hoặc các trận mưa lũ dồn dập không ngớt.

El Nino là nguyên nhân chính khiến lượng CO2 tăng cao đột ngột

"Đại thảm họa" cháy rừng tại bang California, Mỹ

Một nhóm nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Jet Propulsion Laboratory (JPL) của NASA đã so sánh dữ liệu năm 2015 với một báo cáo khoa học khác xuất bản năm 2011. Trong đó, năm 2011 được đánh giá có mức tăng CO2 ở ngưỡng "bình thường" để tìm ra câu trả lời.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy, nhiều vùng đất trên thế giới đóng góp phần lớn vào lượng CO2 khổng lồ hiện nay. Tổng lượng CO2 phát thải vào bầu khí quyển từ mọi vùng đất đã tăng khoảng 3 tỷ tấn trong năm 2015. Khoảng 80%, tương đường 2,5 tỷ tấn xuất phát từ Châu Phi, Châu Mỹ và Indonesia.

El Nino là nguyên nhân chính khiến lượng CO2 tăng cao đột ngột

Các vùng ghi nhận tình trạng khô hạn và nhiệt độ tăng cao bất thường. Ảnh NASA

Ở Nam Mỹ, tình trạng hạn hán nghiêm trọng và nhiệt độ cao bất thường đã đánh dấu 2015 là năm khô hạn nhất trong vòng 30 năm qua tại đây. Những tác động này dẫn tới mức độ quang hợp của cây cối và thực vật giảm đi, gây khó khăn trong việc hấp thụ carbon.

Trong khi đó tại Châu Phi, lượng mưa không đổi nhưng nhiệt độ tăng cao bất thường đã khiến tỷ lệ cây cối và thực vật chết, phân hủy và sản sinh ra ngày càng nhiều khí thải carbon. Indonesia gặp tình trạng nắng nóng tương tự dẫn tới hiện tượng than bùn và cháy rừng.

Annmarie Eldering, một nhà khoa học thuộc dự án OCO-2 khẳng định:

"Kết quả của nhóm nghiên cứu cho thấy, nếu khí hậu trong tương lai vẫn chủ đạo là hạn hán kéo dài, và do El Nino, lượng CO2 cao vẫn sẽ tiếp tục tồn tại trong bầu khí quyển, làm phức tạp thêm hiện tượng Trái Đất nóng lên. Việc hiểu được các vùng nhiệt đới phản ứng như thế nào với hiện tượng Trái Đất nóng lên là vấn đề hết sức quan trọng. Chúng ta phải dự đoán sớm, Trái Đất sẽ phản ứng ra sao với biến đổi khí hậu".

Chính chúng ta đang nắm một nửa vận mệnh của loài người

Nồng độ CO2 trong khí quyển Trái Đất luôn thay đổi. Nó thay đổi theo từng mùa khi cây cối mọc và chết đi. Nồng độ CO2 thường cao hơn vào mùa đông và thấp hơn vào mùa hè. Tuy nhiên, nồng độ CO2 trung bình đã tăng lên rất nhanh và không kịp kiểm soát kể từ thời kỳ công nghiệp. Trước đây, bầu khí quyển Trái Đất chứa khoảng 595 tỷ tấn CO2 nhưng nay, con số này đã là 850 tỷ tấn.

Sự gia tăng nồng độ CO2 trong khí quyển và cường độ chu kỳ thường được xác định bởi sự cân bằng tinh vi giữa bầu khí quyển, đại dương và mặt đất. Hàng năm, đại dương, thực vật sẽ hấp thụ và giải phóng CO2. Số lượng CO2 thải vào bầu khí quyển là kết quả hoạt động của con người cũng thay đổi qua từng năm.

El Nino là nguyên nhân chính khiến lượng CO2 tăng cao đột ngột

Trung bình mặt đất và đại dương loại bỏ khoảng 1/2 lượng khí CO2 thải ra từ hoạt động của chúng ta, một nửa còn lại làm gia tăng lượng CO2 trong khí quyển. Trong khi đó, các quá trình tự nhiên có nhiệm vụ trao đổi CO2 giữa bầu khí quyển, đại dương và đất mỗi năm lại thay đổi. Đôi khi, quá trình tự nhiên có thể loại bỏ khoảng 20% lượng phát thải của con người nhưng có những năm lên tới 80%. Do đó, gần như một nửa quyền quyết định "vận mệnh" của loài người đều nằm trong tay chính chúng ta.

Mai Huyền

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận