Elon Musk muốn phóng một quả tên lửa lên quỹ đạo hai lần chỉ trong một ngày!

Elon Musk muốn phóng một quả tên lửa lên quỹ đạo hai lần chỉ trong một ngày!

Chưa ai từng phóng một quả tên lửa lên quỹ đạo hai lần trong vòng 24 giờ. Nhưng Elon Musk tuyên bố chắc như đinh đóng cột rằng tên lửa Falcon 9 phiên bản mới nhất của ông có thể làm được việc đó vào năm 2019.

Elon Musk muốn phóng một quả tên lửa lên quỹ đạo hai lần chỉ trong một ngày!

"Đây là một việc cực kỳ khó khăn mà chúng ta phải mất 16 năm nỗ lực hết mình và rất rất nhiều lần thử đi thử lại mới đạt được" - doanh nhân gốc Nam Phi nói với các phóng viên, sau khi cảnh báo họ rằng "chúng ta chắc chắn sẽ ở trong không gian". Chẳng biết đó có phải là một "đòn gió" nữa của Elon Musk hay không, khi mà những tuyên bố này được đưa ra ngay ngày công ty hàng không SpaceX của ông giới thiệu một chiếc tên lửa mới trong sự kiện phóng vệ tinh đầu tiên của Bangladesh.

Theo Quartz Media, Elon Musk cho biết đây là phiên bản cuối cùng của siêu tên lửa Falcon 9 do SpaceX sản xuất, và từ nay về sau, nhóm kỹ sư của ông sẽ có thể dồn toàn lực phát triển một tên lửa liên hành tinh lớn hơn với tên gọi BFR. Ở thời điểm hiện tại, Block 5 - tên riêng dành cho phiên bản mới của Falcon 9 - có thể thực hiện tối đa 300 sứ mệnh trong không gian. "Nếu mọi thứ đều ổn, SpaceX sẽ phóng nhiều tên lửa hơn bất kỳ quốc gia nào trong năm 2018" - Musk dự đoán.

Mấu chốt của mục tiêu này là khả năng nạp lại nhiên liệu một cách đơn giản đối với chiếc tên lửa có thể tái sử dụng giữa các chuyến bay mà không cần bảo dưỡng định kỳ. Phiên bản hiện tại của chiếc tên lửa yêu cầu ít nhất 10 ngày để chỉnh sửa lại "hàng trăm thứ nhỏ nhặt vốn cần phải hoàn thiện tốt hơn nữa" (theo lời Musk) giữa các chuyến bay.

Sau khi phóng, Musk cho biết nhóm của ông sẽ "'rã' chiếc tên lửa này ra thành từng phần và xác nhận lại các giả định về mặt thiết kế của chúng tôi, để tự tin rằng nó có thể được tái sử dụng mà chẳng cần phải tháo rời ra. Chúng tôi cần phải tháo rời nó ra để xác nhận nó không cần phải được tháo rời"?!

Elon Musk muốn phóng một quả tên lửa lên quỹ đạo hai lần chỉ trong một ngày!

Tên lửa Block 5 (Falcon 9)

Cắt giảm chi phí

Dự án tái sử dụng nói trên được thiết kế để hạ chi phí sản xuất tên lửa. Theo Elon Musk thì phát triển tầng đế của tên lửa có khả năng khôi phục được đã chiếm đến 60% chi phí một lần phóng, phần trên có thể tiêu huỷ và phần nón làm bằng carbon fiber chiếm 30%, và chi phí điều hành vụ phóng chiếm 10% cuối cùng.

Dù Block 5 là phiên bản cuối cùng của tên lửa Falcon 9, nhưng Musk nhấn mạnh rằng những chỉnh sửa xa hơn trong tương lai sẽ mang đến khả năng tái sử dụng đối với phần trên và phần nón, được gọi là một lớp chụp thông gió.

Musk dự đoán rằng chi phí biên của việc phóng một chiếc Falcon 9 rơi vào khoảng thấp nhất là 5 triệu USD trong nhiều năm tới, dù các khách hàng sẽ trả nhiều hơn để khấu hao cho quá trình phát triển của tên lửa. Hiện một chiếc tên lửa "đã được chứng minh là có thể bay" được bán lẻ với giá khoảng 50 triệu USD, biến nó trở thành vệ tinh quay quanh quỹ đạo giá tốt nhất trên thị trường toàn cầu.

Tốt hơn, mạnh mẽ hơn

Bên cạnh khả năng tái sử dụng, tên lửa Block 5 còn chứa "khoang áp suất tiên tiến nhất mà con người có lẽ từng phát triển nên" - Musk nói. SpaceX đổ đầy nhiên liệu đẩy siêu lạnh vào trong các bình composite phủ nhôm, nhưng sau vụ một bình nhiên liệu vô tình bị phát nổ phá huỷ một quả tên lửa trong năm 2016, NASA đã yêu cầu công ty phải thiết kế lại hệ thống ống dẫn.

Hiện tại, áp lực nổ của các bình đã đạt "hơn gấp đôi so với mức được nạp vào trên bệ phóng" - Mush nói - "Chúng tôi đã thử nghiệm chúng kỹ càng, theo 17 cách khác nhau".

Musk thừa nhận mối quan ngại của NASA buộc công ty phải phát triển một kế hoạch ngẫu nhiên để sử dụng một loại bình nhiên liệu khác chứa khí nén phục vụ phóng tên lửa, nhưng không nghĩ đó là điều cần thiết. Nhắc đến các chỉ trích của phó chủ tịch Boeing John Mulholland - một đối thủ trong lĩnh vực vận chuyển vũ trụ - về hệ thống của SpaceX, Musk nói: "Dĩ nhiên các đối thủ của chúng tôi phải làm lớn chuyện ra rồi. Tôi thực sự không nghĩ hệ thống này là một vấn đề an toàn đối với phi hành gia... [và nếu cần thiết,] chúng tôi có thể điều chỉnh quy trình hoạt động để nạp nhiên liệu đẩy trước khi các phi hành gia lên tàu".

Tiêu chuẩn cao

Bên cạnh các thùng nhiên liệu mới, Musk miêu tả quá trình đảm bảo tên lửa đủ an toàn để mang người cũng như các vệ tinh. Trong trường hợp vệ tinh, tên lửa được thiết kế để chịu các lực lớn hơn 25% so với những gì các kỹ sư kỳ vọng trong suốt chuyến bay. Trong trường hợp con người, NASA nhấn mạnh tỉ lệ sống sót cao hơn 40% trong các trường hợp tệ nhất.

"Để đạt được 15 điểm kia (từ 25% lên 40%) mà không làm cho tên lửa trở nên nặng hơn là cực kỳ khó" - Musk nói. NASA đã làm việc chặt chẽ với SpaceX trong suốt các quá trình và cả lịch sử của công ty. Elon Musk ca ngợi sự trợ giúp của NASA theo cách nửa đùa nửa thật: "Nói cho vui thì, cũng như một thằng bạn quan tâm mình quá mức, [NASA] có thể cực kỳ phiền hà".

Để đạt các tiêu chuẩn của NASA, tên lửa Falcon 9 phải sống sót được trong các tình huống như mất một động cơ, nhiều lần sập hệ thống máy tính, hay mất bất kỳ van nào đó và vẫn bay lên được tới quỹ đạo.

"Chúng tôi thực sự thấy tự tin và cả các khách hàng và đối tác khó tính nhất của chúng tôi, gồm Không quân và NASA, cũng thấy tốt về thiết kế của tên lửa này" - Musk nói.

Minh.T.T

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận