Gấp rút xây Cổng vũ trụ Mặt trăng

Gấp rút xây Cổng vũ trụ Mặt trăng

Cổng vũ trụ Mặt trăng - điểm trung chuyển giữa Trái đất, Mặt trăng và sao Hỏa, thay thế cho Trạm vũ trụ quốc tế ISS, sẽ được xây dựng nhanh hơn so với dự định ban đầu.

cùng Phó Tổng thống Mike Pence và Giám đốc NASA Jim Bridenstine cùng tuyên bố là Mỹ sẽ , xây dựng khu định cư đầu tiên và Cổng vũ trụ Mặt trăng. Cổng vũ trụ này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những nghiên cứu và thí nghiệm quan trọng đối với nhân loại, bởi lẽ sau năm 2020, sẽ ngừng hoạt động. Cổng vũ trụ cũng sẽ giúp công việc khai thác Mặt trăng diễn ra hiệu quả hơn. Trạm mới cũng sẽ trở thành điểm trung chuyển giữa Trái đất, Mặt trăng và sao Hỏa.

Đây sẽ là điểm trung chuyển giữa Trái đất, Mặt trăng và sao Hỏa.
Đây sẽ là điểm trung chuyển giữa Trái đất, Mặt trăng và sao Hỏa.

Hiện tại, các tập đoàn vũ trụ của Mỹ và châu Âu đang gấp rút tiến hành các công việc liên quan đến dự án và xây dựng các thành phần đầu tiên của Cổng vũ trụ Mặt trăng. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu ESA dự đoán rằng trên trạm vũ trụ mới (tức là Cổng vũ trụ) các phi hành gia có thể ở được trong khoảng 60 ngày. Trạm vũ trụ mới có các cổng đa năng, có thể dùng làm nơi neo đậu phi thuyền vũ trụ tư nhân tham gia sứ mệnh khai thác mỏ vũ trụ, cũng như trở thành buồng cách ly cho các phi hành gia trước khi ra ngoài không gian .

Tập đoàn Airbus cũng vừa công bố dự án lớn của mình. Trong 15 tháng tiếp theo, các kỹ sư sẽ thiết kế module nhà ở - phòng nghiên cứu với kích thước khoảng 6,5m x 4,5m và cân nặng khoảng 9 tấn. Nhiệm vụ của module này không chỉ là đảm bảo an toàn tối đa và môi trường nghiên cứu lý tưởng cho các phi hành gia, mà còn là tạo khả năng vận chuyển nhanh trên bề mặt Mặt trăng.

Tham gia xây dựng Cổng Vũ trụ Mặt trăng còn có các công ty, tập đoàn lớn.
Tham gia xây dựng Cổng Vũ trụ Mặt trăng còn có các công ty, tập đoàn lớn.

Các kỹ sư của Airbus cũng sẽ phát triển ý tưởng xây dựng thành phần hạ tầng của trạm. Nó sẽ có kích thước 3x3 mét, cân nặng khoảng 4 tấn và phục vụ cho việc tiếp nhiên liệu, neo phi thuyền, liên lạc và thực hiện vai trò cửa không khí tiếp nhận các thiết bị khoa học (được gọi là Esprit).

Cả 2 dự án nói trên sẽ được các quốc gia châu Âu hợp tác thực hiện.

Bản phác thảo ý tưởng chung của Airbus đối với module nhà ở và module Esprit được giới thiệu công khai trong bối cảnh Hội nghị Thiên văn Quốc tế IAC 2018 chuẩn bị khai mạc tại Bremen (Đức).

Tham gia xây dựng Cổng Vũ trụ Mặt trăng còn có các công ty, tập đoàn lớn như Boeing, Locheed Martin, Bigelow Aerospace, Sierra Nevada Corporation và Orbital ATK. Tuy nhiên, các công việc tiên tiến nhất sẽ do Lockheed Martin đảm nhiệm. Tập đoàn này cũng vừa giới thiệu module nhà ở trong khuôn khổ Sáng kiến NextSTEP định hướng chinh phục Mặt trăng và sao Hỏa.

Gấp rút xây Cổng vũ trụ Mặt trăng
Trạm vũ trụ mới có các cổng đa năng, có thể dùng làm nơi neo đậu phi thuyền vũ trụ tư nhân tham gia sứ mệnh khai thác mỏ vũ trụ.

Lockheed Martin sử dụng module hàng hóa vũ trụ cũ của Cơ quan Vũ trụ Italy IKA (những năm 90 thế kỷ trước) và biến đổi nó thành nhà ở hiện đại nhất hành tinh cho các phi hành gia. Các kỹ sư sẽ thử nghiệm khả năng công nghệ duy trì sự sống các cư dân tương lai trên Mặt trăng và sao Hỏa; sau đó module sẽ biến đổi thành Cổng Vũ trụ Mặt trăng. Nó sẽ được khai trương sau năm 2030. Chính trong những module như vậy, các phi hành gia sẽ chuẩn bị tham gia những sứ mệnh vũ trụ quan trọng.

Trong Dự án, module Donatello (MPLM) sẽ được sử dụng. Module này rộng 5 m và dài 17 m. Theo kế hoạch, nó sẽ đảm bảo cuộc sống đầy đủ tiện nghi cho các phi hành gia trong thời gian từ 30-60 ngày. Trong thời gian đó, các nhà khoa học sẽ sử dụng công nghệ thực tế ảo và thực tế ảo mở rộng để tiến hành các thử nghiệm đối với các điều kiện trong capsule.

Các kỹ sư của Lookheed Martin còn dự định trước năm 2040 sẽ xây dựng trạm vũ trụ dành cho phi hành đoàn trên quỹ đạo sao Hỏa, mà trong đó các nhà khoa học có thể tiến hành những thí nghiệm quan trọng, giúp khám phá dễ dàng hành tinh này.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận