Giải mã bí ẩn những tình tiết lôi cuốn trong "Mật mã Da Vinci” (phần 2)

Giải mã bí ẩn những tình tiết lôi cuốn trong "Mật mã Da Vinci” (phần 2)

Tiếp nối phần 1, mời bạn đọc theo dõi phần 2 của loạt bài hai phần lý giải một số tình tiết viễn tưởng trong cuốn tiểu thuyết được hàng triệu độc giả săn lùng "Mật mã Da Vinci" dưới góc nhìn của một nhà văn tôn giáo. Loạt bài được thực hiện dựa theo nguyên bản Da Vinci code và bài viết của nhà văn Amy Welborn cùng một số tư liệu khác.

Phần 2: Các bí ẩn về Kinh Thánh và những tình tiết khác

Có phải xương của Mary Magdalene được chôn trong kim tự tháp kính ở bảo tàng Louvre như Brown miêu tả ở cuối tiểu thuyết?

Kim tự tháp kính Louvre (tên gốc tiếng Pháp là Pyramide du Louvre) là một kim tự tháp xây bằng kính và kim loại đặt ở giữa sân Napoléon của bảo tàng Pháp Louvre nổi tiếng (ảnh).

Giải mã bí ẩn những tình tiết lôi cuốn trong Mật mã Da Vinci” (phần 2)

Pyramide được nhắc đến lần đầu trong tiểu thuyết ở chương 3 khi chuyên gia biểu tượng Robert được chở tới bảo tàng Louvre vì cảnh sát cần sự hỗ trợ chuyên môn của anh sau cái chết của nhà giám định tranh nổi tiếng Jacques Saunière.

Pyramide du Louvre là nơi chôn giấu nhiều thứ kể cả những gia vị ngon lành nhưng trong số đó không có xương của thánh Mary.

Chương 55, nhà sử học Leigh Teabing khi giải thích cho chuyên gia giải mã Sophie Neveu về bí mật Chén Thánh đã nói rằng việc thần thánh hóa Jesus là do Hội đồng Nicaea. 

Các phúc âm và thư của thánh Paul có từ thế kỷ đầu tiên đều khảng định rõ Jesus là vị chúa tể (Lord).

Tuyên bố của Hội đồng Nicaea vào năm 325 sau công nguyên là một cách đáp trả lại những người dị giáo Arian cho rằng Jesus chỉ là một sinh vật bán thần, không phải là một thực thể giống như Thượng Đế. Vào thời đó niềm tin này đã nhanh chóng phổ biến và trở thành mối đe dọa sự thống nhất của Cơ đốc giáo.

Ý thức được sự chia rẽ của Cơ đốc giáo sẽ đe dọa đế chế La Mã nên hoàng đế Constantine đã triệu tập Hội đồng Nicaea để viết lại đức tin truyền thống bằng các thuật ngữ có tính triết lý hơn, chính xác hơn mà phe dị giáo yêu cầu. Những tài liệu này đã được xem là văn bản trung thành nhất, chỉ ra những bằng chứng về cách Jesus đến với các tín đồ trong các Phúc âm.

Cũng ở chương 55, nhà sử học Leigh Teabing chỉ cho Sophie thấy các phúc âm Ngộ đạo đã được chấp nhận rộng rãi trong Cơ đốc giáo sớm nhưng bị hoàng đế Constantine tiêu hủy. 

Giải mã bí ẩn những tình tiết lôi cuốn trong Mật mã Da Vinci” (phần 2)

Ảnh 7: Một bức tượng Constantine đại đế

Câu chuyện dài về quá trình xác định các phúc âm đích thực đã bắt đầu vào đầu thế kỷ hai.

Các đức cha của nhà thờ Công giáo (Church Fathers) trong thế kỷ hai đã thường xuyên trích dẫn 4 phúc âm được cho là hợp lệ của các thánh Matthew, Mark, Luke và John (đây cũng lá các phúc âm được đưa vào kinh Tân ước). Tiêu chuẩn lựa chọn các phúc âm là có nguồn gốc từ các thánh tông đồ và trung thành với quy tắc của đức tin chứ không phải là các vấn đề giới tính.

Ngoài ra, quyết định cuối cùng về cấu trúc hợp lệ của kinh thánh Cơ đốc giáo được thực hiện bởi các hội đồng ra đời sau thời đại của vua Constantine. Constantine cũng không phải là người biến Cơ đốc giáo thành tôn giáo chính thức của đế chế La Mã vào năm 325 như Leigh nói với Sophie ở chương 55. Người thực hiện điều này là vua Theodosius I vào năm 375, mãi tới 50 năm sau (thông tin của nhà văn Amy, theo Wikipedia thì vua Theodosius I đã ban chiếu Thessalonica công nhận Cơ đốc giáo làm quốc giáo vào năm 380).

Vì vậy, có thể nói lý thuyết âm mưu của Dan Brown chỉ là một sự thêu dệt.

Như vậy, toàn bộ cuộc chiến giữa thánh Mary và thánh Peter không phải là sự thật?

Đơn giản là không có bằng chứng lịch sử nào củng cố luận điểm này. Đây chỉ là quan điểm dựa trên suy đoán và việc tiêu thụ quá mức các đoạn văn trong các văn bản lẻ tẻ từ thế kỷ hai.

Tranh luận của Brown khi giả định rằng các tông đồ đầu tiên có liên quan tới việc đàn áp những người cấp tiến và các sự việc đáng xấu hổ cũng không hợp lý. Vì nếu sự thật là như thế, vì sao họ lại để cho người sáng lập đức tin của mình (Jesus) bị hành quyết theo cách chỉ dành cho những tội phạm đáng khinh nhất?

Giả định thánh Peter và "bè đảng" của ông chỉ muốn có quyền lực cũng khiến chúng ta phải nghi ngờ. Liệu họ có trở nên giàu có với Cơ đốc giáo do họ giành được? Liệu họ có được chào đón trong xã hội của mình? Sự thật là tất cả đã chết trong những cuộc hành quyết bị người đời khinh bỉ theo cách giống như Jesus (ngoại trừ thánh John chết vì bệnh).

Giải mã bí ẩn những tình tiết lôi cuốn trong Mật mã Da Vinci” (phần 2)

Tất cả những luận điểm của Brown sẽ nhanh chóng phai nhạt theo thời gian?

Có thể là không vì quyền chuyển thể Da Vinci Code thành phim đã được hãng Columbia mua lại và bộ phim do Ron Howard đạo diễn đã ra mắt năm 2006!

Ngoài những sai sót lớn về lịch sử và logic, Da Vinci Code còn mắc phải nhiều lỗi nhỏ ngớ ngẩn như những chi tiết dưới đây:

Trong chương 28, sau khi nói với Sophie về trò lừa của nhà thờ cố gắng cải tạo các tín đồ chuyển từ chế độ mẫu hệ ngoại giáo sang phụ hệ Cơ đốc giáo, Robert nghĩ tiếp về 5 triệu phụ nữ đã bị nhà thờ kết tội là phù thủy và thiêu chết trong suốt thời trung cổ.

Theo nhà văn Amy, từ năm 1400-1800, ước tính có khoảng 30.000-50.000 người bị kết tội làm phép phù thủy (20% trong số này là đàn ông) bị các chính phủ và nhà thờ Tin lành (Protestant) lẫn Công giáo (Catholic) xử tử.

Trong chương 55, sử gia Leigh đã nói, "As the prophesied Messiah, Jesus toppled kings, inspired millions, and founded new philosophies" (Là Đấng Cứu Thế được tiên tri (Messiah), Jesus đã lật đổ các vị vua, truyền cảm hứng cho hàng triệu tín đồ và đặt nền móng cho những triết lý mới.)

Trong lịch sử Jesus không lật đổ hoàng đế nào cả!

---

Lời kết:

Theo đánh giá của các chuyên gia, những bài viết dạng sự thật (facts) đằng sau một sự kiện, một cuốn sách nào đó chưa hẳn là đúng mà chỉ là một cách diễn giải các sự kiện trên quan điểm, nhận thức của tác giả, được củng cố bằng nhiều chứng cứ lịch sử có vẻ đáng tin. Vì vậy bài viết này có thể cũng chỉ là một cách diễn dịch những tình tiết gây tranh cãi của Dan Brown qua lăng kính của một chuyên gia lịch sử (nhà văn Amy Welborn là thạc sĩ ngành lịch sử nhà thờ trường thần học Vanderbilt, Mỹ). Do đó, bạn không nên vội vàng tin ngay những điều được nêu trong bài viết mà hãy tự mình khám phá chân lý ẩn sau những niềm tin, cứ liệu tôn giáo và lịch sử đa dạng nhiều chiều từ các bên.

Albert Trần (tổng hợp)

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận