Hài cốt nghi là con trai và phi tần của Tần Thủy Hoàng

Hài cốt nghi là con trai và phi tần của Tần Thủy Hoàng

Công nghệ phục dựng gương mặt tái hiện chân dung hai người nghi là con trai và phi tần của Tần Thủy Hoàng, bị thảm sát cách đây 2.300 năm.

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc phục dựng gương mặt của một người đàn ông và phụ nữ trẻ, có thể là một trong số nhiều người con trai và phi tần của Tần Thủy Hoàng, hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, South China Morning Post hôm 14/7 đưa tin.

Hài cốt bị phân xác của người phụ nữ khoảng 20 tuổi được tìm thấy trong tổ hợp khoang 100 ngôi mộ ở lăng mộ của hoàng đế Tần Thủy Hoàng ở Tây An, Trung Quốc, quê hương của nổi tiếng. Tất cả hài cốt trong mộ đều là những phụ nữ trẻ. Dựa theo phân hạng và đồ mai táng tìm thấy, nhóm khảo cổ cho rằng họ có thể là phi tần và người hầu của hoàng đế. Một số hài cốt bị phân xác và đặt bên ngoài hành lang dẫn tới mộ thất được cho là chứa thi thể của các phi tần.

Các nhà nghiên cứu suy đoán những phụ nữ bị giết theo nghi thức cúng tế sau cái chết của hoàng đế và bằng chứng chỉ ra người hành quyết không bận tâm tới tuổi tác hay tước vị. Nhóm khảo cổ phục dựng gương mặt của một phụ nữ có tước vị cao trong mộ, có thể là phi tần của hoàng đế.

Gương mặt phục dựng của hai người nghi là con trai và phi tần của hoàng đế Tần Thủy Hoàng.
Gương mặt phục dựng của hai người nghi là con trai và phi tần của hoàng đế Tần Thủy Hoàng. (Ảnh: SCMP).

Theo ảnh phục dựng, người phụ nữ có đôi mắt to tròn, sống mũi cao và dài. Chân dung dựng trên máy vi tinh sử dụng thuật toán học sâu và cơ sở dữ liệu giải phẫu học để phục dựng các đặc điểm gương mặt, dù chi tiết về kiểu tóc và màu mắt chỉ có thể suy đoán. Công nghệ tương tự cũng được áp dụng trong công tác điều tra hình sự của cảnh sát Trung Quốc.

Gương mặt của người phụ nữ không phải kiểu đặc trưng thường thấy ở người Hán. Nhóm nghiên cứu suy đoán đây người phụ nữ có tổ tiên ở Trung Á hoặc thậm chí châu Âu, một khả năng gây tranh cãi trong giới học giả.

ở tây bắc tỉnh Thiểm Tây là lăng mộ lớn nhất hành tinh. Các cấu trúc trên mặt đất và dưới lòng đất trải rộng hơn 56 km2, gấp 78 lần ở Bắc Kinh. Lăng mộ nổi tiếng thế giới với đội quân đất nung, nhưng kiến trúc cốt lõi là gò đất hình kim tự tháp cao 76 m, chứa quan tài của hoàng đế và kho báu gần như chưa được khám phá.

Nhóm nghiên cứu tìm thấy hộp sọ của người đàn ông từ cụm mộ tách biệt ở làng Shangjiao thuộc vùng ngoại vi phía đông lăng mộ. Một đầu mũi tên bằng đồng cắm vào xương thái dương bên phải gần đáy sọ tiết lộ người đàn ông tử vong như thế nào. Đầu và tứ chi bị chặt khỏi cơ thể và đặt trên nắp rương đựng kho báu trong quan tài nhiều tầng.

Hài cốt của những người đàn ông và phụ nữ trẻ khác trong các ngôi mộ gần đó cũng bị phân xác theo cách tương tự. Họ được chôn cùng với nhiều đồ tạo tác quý giá, bao gồm gốm sứ, trang sức ngọc bích, lụa, kiếm đồng, đồ bạc và vàng thỏi, thể hiện tước vị cao. Một số nhà nghiên cứu cho rằng số hài cốt này có thể là thành viên hoàng tộc bị sát hại trong cuộc thanh trừng quy mô lớn xảy ra không lâu sau khi hoàng đế Tần Thủy Hoàng qua đời.

Người đàn ông có thể là hoàng tử nhà Tần khoảng 30 tuổi, có đôi mắt hình hạnh nhân và cánh mũi to. Li Kang, phó giáo sư ở Trường Khoa học và Công nghệ Thông tin thuộc Đại học Đông Bắc, Tây An, nơi phát triển phần mềm nhận dạng gương mặt rất tin tưởng vào kết quả. Công nghệ đã được Bộ Công an thử nghiệm và ứng dụng rộng rãi trong điều tra tội phạm.

Nhưng kết quả làm dấy lên nhiều tranh cãi giữa các nhà khảo cổ. Hai gương mặt, đặc biệt là chân dung người phụ nữ, thể hiện sự khác biệt chủng tộc so với kiểu mặt đặc trưng của người Hán. Vài nhà nghiên cứu suy đoán người phụ nữ có gốc gác phương Tây, có thể là người Ba Tư hoặc châu Âu, trong khi những người khác cho rằng điều này không có khả năng xảy ra.

Giáo sư Zhang Weixing, nhà khoa học chỉ đạo chương trình phục dựng gương mặt, trưởng ban nghiên cứu của Bảo tàng Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, chia sẻ ông không nghĩ người phụ nữ có diện mạo giống người phương Tây. “Vẫn còn quá sớm để rút ra kết luận khi chưa có bằng chứng xác đáng hơn”, Zhang nói.

Bảo tàng đã lên kế hoạch tiến hành thử nghiệm ADN trên các bộ hài cốt và hy vọng có thể tìm thấy nhiều bằng chứng hơn về thành phần chủng tộc trong cung điện nhà Tần. Theo Zhang, không phải mọi nhà khảo cổ đều tin tưởng hài cốt thuộc về con trai và phi tần của hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Họ tranh luận đó cũng có thể là người của triều đại trước hoặc quan lại.

Hoàng đế Tần Thủy Hoàng thống lĩnh một trong những đội quân mạnh nhất ở thế giới cổ đại và chinh phục tất cả quốc gia đối địch, thống nhất Trung Quốc. Quân lính dưới sự chỉ huy của ông nổi tiếng với kỷ luật nghiêm ngặt và trang bị nhiều vũ khí tiên tiến nhất đương thời, bao gồm cung tên có thể bắn xa 800 mét.

Tần Thủy Hoàng không sắc phong hoàng hậu mà lựa chọn rất nhiều thiếu nữ xinh đẹp trong cả nước làm phi tần. Những phi tần này hạ sinh khoảng 40 hoàng tử và công chúa, theo Tư Mã Thiên, sử gia dưới thời nhà Hán ghi chép 100 năm sau.

Sau khi Tần Thủy Hoàng tạ thế vào năm 210 trước Công nguyên, người con trai thứ của ông là Hồ Hợi soán ngôi bằng cách che giấu cái chết của vua cha và giả truyền thánh chí buộc người anh cả tự vẫn. Sau đó, Hồ Hợi lệnh cho mọi phi tần không sinh được con đều phải chết. Theo Tư Mã Thiên, rất nhiều cung nữ bị chôn trong lăng mộ. Một số ghi chép cho biết họ bị chôn sống nhưng không có bằng chứng xác thực. Tiếp theo, Hồ Hợi thanh trừng các chị em gái vì lo sợ họ sẽ chất vấn về thánh chỉ truyền ngôi.

18 công chúa bị hành quyết công khai và thi thể họ bị bêu ngoài phố trong khi 4 công chúa bị buộc phải tự vẫn. Hồ Hợi không tha cho bất kỳ công chúa nào. Sử ký của Tư Mã Thiên ghi chép 10 công chúa phải chịu cảnh phân thây. Tổng cộng hơn 30 người con trai và con gái của Tần Thủy Hoàng bị tàn sát trong cuộc thanh trừng.

Một số sử gia mô tả đây là vụ tàn sát hoàng tộc tồi tệ nhất trong lịch sử Trung Quốc. Bản thân Hồ Hợi chỉ tại vị ba năm trước khi bị bức tử. Nhà Tần nhanh chóng sụp đổ.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận