Hai ngoại hành tinh khí khổng lồ mới thấy có gì đặc biệt?

Hai ngoại hành tinh khí khổng lồ mới thấy có gì đặc biệt?

Hành tinh HD 89345 b và HD 286123 b trở thành hai ngoại hành tinh khí khổng lồ vừa lọt vào tầm quan sát của giới khoa học, được phân loại là một hành tinh như Sao Thổ nhỏ.

Sử dụng Kính Kepler của NASA, các nhà thiên văn học xác định hai ngoại hành tinh khí khổng lồ mới. Chúng được chỉ định là HD 89345 b và HD 286123 b.
Với khối lượng chỉ bằng 0,1 khối lượng sao Mộc và bán kính khoảng 0,61 Mộc tinh, HD 89345 b được phân loại là một hành tinh như Sao Thổ nhỏ.
Sao chủ của nó là một ngôi sao 5,3 tỷ năm thuộc loại quang phổ của G5V-G6V, lớn hơn mặt trời 22%, cách khoảng 413 năm ánh sáng. Sao này có nhiệt độ hiệu dụng 5.609 K và cho rằng HD 89.345 b quay vòng quanh nó mỗi 11.8 ngày ở khoảng cách 0.11 AU.
Hai ngoại hành tinh khí khổng lồ mới thấy có gì đặc biệt?
Nguồn ảnh: Phys. 
HD 286123 b có kích thước gần bằng Mộc tinh (bán kính bằng khoảng 1,08 sao Mộc).

Mời quý vị xem video: 10 hành tinh bí ẩn và kỳ lạ nhất trong vũ trụ

HD 286123 b quay quanh sao mẹ mỗi 11,2 ngày ở khoảng cách 0,1 AU. Nằm cách Trái đất khoảng 434 năm ánh sáng, sao mẹ HD 286123 là ngôi sao có tuổi thọ 6,5 tỷ năm, thuộc loại quang phổ F9V-G0V với bán kính 1.25 bán kính mặt trời, lớn hơn mặt trời khoảng 8%.
Sao này có nhiệt độ hiệu dụng là 5.855 K, tương ứng với nhiệt độ cân bằng của hành tinh HD 286123 b là 999 K. Vì vậy, HD 286123 b được phân loại là một hành tinh có khối lượng ấm, khối lượng thấp hơn sao Mộc.
Huỳnh Dũng (theo Phys)

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận