Hiện tượng "vua chuột": Bí ẩn kinh dị và nỗi ám ảnh

Hiện tượng "vua chuột": Bí ẩn kinh dị và nỗi ám ảnh

Từ xưa đến nay loài chuột vẫn luôn gây ám ảnh khiếp sợ đối với con người. Hiện tượng “vua chuột” xuất hiện thật sự biến thành cơn ác mộng đối với nhiều người.

Vào một buổi sáng se lạnh tháng Giêng năm 2005, người nông dân Rein Kıiv và con trai đang sinh sống tại ngôi làng Saru ở miền nam Estonia tìm thấy 16 con chuột bị dính liền đuôi thành một búi trong nhà kho.
Những con chuột gào thét và cố gắng thoát ra nhưng càng giãy, đuôi của chúng lại càng bị thắt chặt hơn. Có vẻ như chúng đang cố gắng thoát ra khỏi một cái hố nhỏ hẹp nhưng trong lúc đào bới một số con đã bị trôn trong hố.
Hiện tượng vua chuột: Bí ẩn kinh dị và nỗi ám ảnh
Hình ảnh về hiện tượng “vua chuột” được phát hiện tại Dellfeld, Đức năm 1895. 
7 trong số 16 con chuột cũng đang hấp hối sắp chết nên con trai của ông Rein quyết định giết tất cả những con còn lại bằng một cây gậy.
Rein Kıiv không hề biết rằng những gì mà ông và con trai bắt gặp lúc đó lại là một hiện tượng cực kỳ hiếm gặp mang tên “vua chuột”.
Hiện tượng này xuất hiện cách đây 5 thế kỷ và có khoảng 60 trường hợp được lưu lại trong sử sách. Hiện tại một số bảo tàng có lưu lại những vật mẫu từng được tìm thấy.
“Vua chuột” lớn nhất từng được tìm thấy vào năm 1828 trong lò sưởi của một nhà máy ở Buchheim. Mẫu vật về hiện tượng này gồm 2 con chuột và hiện được lưu trữ và bảo quản tại bảo tàng Mauritianum ở Altenburg, Đức.
Trong khi đó, bảo tàng lịch sử tự nhiên (Zoological) của Đại học Tartu trưng bày và bảo quản mẫu vật của vua chuột bằng rượu để cho du khách tham quan.
Tuy nhiên do tiếp xúc với không khí lâu ngày nên đuôi chuột đã bị teo lại và các nút thắt trở nên lỏng lẻo hơn.
“Vua chuột” thật sự trở thành quái vật của thiên nhiên vì bộ dạng của chúng nhưng đâu mới thực sự là nguyên nhân gây ra nỗi khiếp sợ ám ảnh nhiều người?
Theo một giả thuyết, hiện tượng kinh hãi này được tạo ra khi những con chuột đang lo lắng, sợ hãi và cuốn đuôi vào nhau. Hoặc là khi trời lạnh chúng ăn ngủ cùng nhau để giữ hơi ấm và đuôi của chúng bị dính vào nhau bởi nhựa cây, máu, phân, thức ăn. Những thứ này sẽ bị khô hoặc đông cứng lại khi chúng đi ngủ. Lúc tỉnh dậy, những con chuột hoảng loạn và chạy loạn xạ khiến đuôi của chúng càng thắt nút chặt hơn.
Giả thuyết trên khá hợp lý bởi hiện tượng “vua chuột” thường được tìm thấy ở những nơi có khí hậu lạnh giá vào mùa đông.
Tất cả các nghiên cứu về “vua chuột” từ trước đến nay đều nói về loài chuột đen ngoại trừ một trường hợp đặc biệt hiếm khi hiện tượng được tìm thấy tại Java (Indonesia), nơi thậm chí không lạnh giá vào mùa đông.
Giáo sư Andrei Miljutin thuộc Đại học Tartu tin rằng, hiện tượng “vua chuột” có mặt ở những vùng có hai mùa đông lạnh và có loài chuột đen phổ biến.
Ông Andrei viết: “Loài chuột đen rất phổ biến ở Nam Âu nhưng ở đó lại có khí hậu ôn hòa, mùa đông không quá lạnh. Còn ở Bắc Âu và Canada, những nơi có khí hậu lạnh giá với mùa đông khắc nghiệt thì loài chuột nâu mới phổ biến, rất hiếm khi bắt gặp một con chuột đen. Tuy nhiên, ở Bắc Âu và Bắc Mỹ lại không xảy ra hiện tượng vua chuột với loài chuột nâu. Có lẽ là do đuôi của loài chuột nâu tương đối ngắn, dày hơn và ít linh hoạt hơn đuôi của loài chuột đen”.
Ông Andrei tin rằng, hiện tượng “vua chuột” xảy ra nhiều hơn con số thống kê. Trong quá trình nghiên cứu, ông Andrei tìm thấy 3 trường hợp tại Estonia. Tuy nhiên, chỉ 1 trong 3 trường hợp được thông báo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông bởi người phát hiện ra “vua chuột” có họ hàng làm trong ngành báo chí.
Rất nhiều trường hợp được phát hiện nhưng đều bị các nhà khoa học và truyền thông lờ đi. Bên cạnh đó còn nhiều trường hợp hiện tượng này xảy ra nhưng không được tìm thấy dưới cống rãnh, kênh mương.
Cho đến nay, chuột không phải là động vật duy nhất có thể bị quấn vào đuôi vào nhau như thế. Vào năm 2013, 6 chú sóc còn sống đã bị mắc kẹt do nhựa thông ở Regina, Canada. Các bác sĩ thú y đã phải ra tay để tách 6 con vật ra một cách an toàn.
Theo Thanh Thủy/Saostar

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận