Kì lạ người đàn ông đói bụng "ăn điện" thay cơm

Kì lạ người đàn ông đói bụng "ăn điện" thay cơm

Một người đàn ông sống ở Ấn Độ đang khiến giới khoa học sửng sốt bởi khả năng cách điện kì lạ và "tiêu thụ" dòng điện thay vì ăn uống như người bình thường.

Naresh Kumar, 42 tuổi, sống ở Muzzafarnagar, miền bắc Ấn Độ, tuyên bố rằng ông có khả năng cách điện kì lạ trời ban. Người đàn ông này có khả năng cách điện kì lạ cho dù là điện áp cao, và đặc biệt hơn, anh ta có thể sống nhờ hút năng lượng từ nguồn điện mà không cần ăn uống gì.
Ki la nguoi dan ong doi bung
Naresh biểu diễn khả năng kì lạ với phóng viên. Ảnh: Naresh 
Naresh vô tình khám phá ra sức mạnh lạ kì của mình khi một lần vô tình chạm tay vào điện mà không hề hấn gì. Thay vì nghĩ rằng mình nên cẩn thận hơn, người đàn ông này lại quyết định khám phá khả năng phi thường của mình bằng cách chạm vào nhiều sợi dây điện khác và cuối cùng ông phát hiện thêm được khả năng biến điện thành "thức ăn".
"Bất cứ khi nào tôi cảm thấy đói mà không còn gì để ăn, tôi nắm lấy lõi một sợi dây điện trong vài giờ và cảm thấy no, tôi "ăn" điện như thức ăn hàng ngày. Tôi có thể chạm vào bất cứ thiết bị điện nào như tivi, máy giặt, tủ lạnh hoặc máy biến thế...mà không hề hấn gì, thậm chí dòng điện trong chúng còn khiến tôi khỏe hơn. Tôi nghĩ rằng, 80% cơ thể tôi là điện." -Naresh Kumar nói với tờ Cover Asia Press.
Ki la nguoi dan ong doi bung
Naresh khiến bút thử điện phát sáng khi ngậm vào miệng. Ảnh: CAP 
Để phục vụ cho sở thích "ăn" điện của mình, nhà của Naresh được trang bị rất nhiều dây điện lõi trần để anh ta dễ dàng chạm vào mỗi khi anh thấy thích.
"Đôi khi tôi và các con rất sợ bị điện giật khi sống trong nhà có nhiều dây điện trần như vầy, nhưng vì anh Naresh rất thích được chạm vào điện nên cả nhà phải chiều theo anh ta" - Vợ của Naresh nói.
"Tôi biết tôi là độc nhất vô nhị, không phải ai cũng có khả năng như tôi. Vợ tôi không ấn tượng về khả năng của tôi nhưng tôi tin rằng rất nhiều người thì khác" - Naresh nói với phóng viên.
Bởi khả năng kì lạ, người đàn ông này được các phương tiện truyền thông xã hội gọi là "Bóng đèn sống của Ấn Độ".
Theo Tú Quyên/Infonet

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận