Mực “mắt lác” làm đau đầu giới khoa học suốt trăm năm

Mực “mắt lác” làm đau đầu giới khoa học suốt trăm năm

Mực Histioteuthis heteropsis còn được biết với cái tên là mực "mắt lác" với một mắt màu vàng xanh kích thước lớn, mắt còn lại có màu trong suốt kích thước nhỏ.

Nguyên nhân loài mực "mắt lác" này có hai mắt khác nhau như vậy vẫn là một câu hỏi thách thức các nhà khoa học trong hơn 100 năm qua.
Mực “mắt lác” làm đau đầu giới khoa học suốt trăm năm
Các nhà khoa học cho rằng, mắt lớn của mực nhạy cảm với ánh sáng nên thường hướng lên phía trên, nơi nó nhận được nhiều ánh sáng Mặt trời hơn để tìm kiếm thức ăn, quan sát được những kẻ săn mồi bơi phía trên.
Mắt nhỏ không nhạy cảm với ánh sáng nhưng có thể phát hiện những tín hiệu phát quang sinh học, giúp mực Histioteuthis heteropsis phát hiện được những kẻ săn mồi ẩn nấp bên dưới biển sâu.
Theo Đại Đoàn Kết

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận