Ngôi nhà La Mã 1.900 năm phủ đầy lá bùa dương vật

Ngôi nhà La Mã 1.900 năm phủ đầy lá bùa dương vật

Các nhà khoa học phát hiện một ngôi nhà thời La Mã có niên đại gần 2000 năm ở phía bắc Israel có lớp bùa hình dương vật phủ kín mái nhà.

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Carthage, Wisconsin, Mỹ phát hiện tàn tích một khu nhà cổ, được xây vào khoảng cuối thế kỷ 1 hoặc đầu thế kỷ 2, khi khai quật khu khảo cổ Omrit ở phía bắc Israel, Live Science hôm 20/2 đưa tin.

Ngôi nhà La Mã 1.900 năm phủ đầy lá bùa dương vật
Những lá bùa hình dương vật của người La Mã. (Ảnh minh họa: Wikimedia).

Nền nhà được ốp thạch cao và các bức tường phủ đầy bích họa hình cây cối, chim cá và vịt.

Điều kỳ lạ là các nhà khảo cổ tìm thấy một lớp bùa hình dương vật phủ trên mái ngôi nhà. Đây có thể là tài sản của một quan chức người La Mã sinh sống trong vùng và những lá bùa hình dương vật được cho là để ngăn điềm rủi.

Dương vật nằm trong số những biểu tượng phổ biến của nền văn hóa La Mã, đặc biệt dưới dạng fascinum, một loại bùa hình dương vật. Chuông gió bằng đồng tên tintinnabula thường có hình dương vật, được sản xuất ở Pompeii để xua đuổi tà ma và ác quỷ. Hình dương vật cũng được khắc trên các ô cửa trong thành phố. Các chàng trai La Mã cũng thường đeo bulla, một lá bùa bảo vệ có mặt hình dương vật đến một độ tuổi nhất định.

Khu vực khảo cổ nằm ở phía bắc Israel.
Khu vực khảo cổ nằm ở phía bắc Israel. (Đồ họa: ABC).

Nhóm nghiên cứu mới chỉ khai quật một phần ngôi nhà và họ đang lên kế hoạch quay lại địa điểm để tìm hiểu sâu hơn về di tích cổ đại. Theo giáo sư Daniel Schowalter, người đứng đầu đoàn khai quật, khu vực họ đào xới có thể là sân trong của khu nhà.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận