Người chết rét nhưng lại không mặc quần áo - án mạng hay hiện tượng lạ chưa có lời giải?

Người chết rét nhưng lại không mặc quần áo - án mạng hay hiện tượng lạ chưa có lời giải?

Đó là hiện tượng Hypothermia Undressing (cởi bỏ quần áo khi hạ thân nhiệt), và đến nay khoa học vẫn .

Nếu ai đã từng xem bộ phim Everest năm 2015, hẳn sẽ thấy trong đó có một cảnh quay rất lạ: khi nhân vật Andy bị mắc kẹt trên đỉnh núi lạnh giá và có nguy cơ sẽ chết rét, anh ta lại ... cởi hết quần áo của mình ra.

Phải chăng đây là một "chiến thuật" sống sót mà chỉ những nhà thám hiểm chuyên nghiệp mới hiểu chăng?

Thực tế kỳ lạ

Ồ, thật ra là không phải như vậy đâu. Andy cũng giống như rất nhiều người khác đã trải qua một hiện tượng rất ngược đời gọi là Hypothermia Undressing (tạm dịch: lột quần áo khi hạ thân nhiệt).

Khi thân nhiệt bị hạ xuống mức nguy hiểm (dưới 35 độ C), nạn nhân sẽ đột nhiên cởi bỏ hết tất cả quần áo của mình, trong khi thứ họ cần làm là điều hoàn toàn ngược lại!

Hiện tượng này gọi là lột quần áo khi hạ thân nhiệt.
Hiện tượng này gọi là lột quần áo khi hạ thân nhiệt. (Ảnh minh họa).

Các đội cứu hộ trên thế giới ghi nhận không ít trường hợp như vậy, khi tử thi của một người qua đời vì lạnh lại không có mảnh vải quấn thân hoặc mặc rất ít quần áo.

Ban đầu, những trường hợp qua đời như vậy được nghi là nạn nhân của các vụ giết người. Tuy nhiên, không một ai tìm được thủ phạm, và nhiều xác chết trong tình trạng tương tự cũng được tìm thấy ở nhiều nơi khác. Chuyện gì đang xảy ra vậy?

Những giả thuyết đằng sau

Các nhà khoa học đã vò đầu bứt tai trong thời gian dài để giải mã hiện tượng này, và giờ họ đưa ra 2 giả thuyết như sau.

Giả thuyết đầu tiên: hiện tượng này là hệ quả của Chứng co thắt mạch ngoại biên. Trong cái rét thấu xương, cơ thể làm co thắt các mạch máu ở tứ chi để dồn máu về thân chính – giữ cho nhiệt độ của nội tạng ở mức cao nhất có thể.

Phản ứng này giúp các cơ quan trọng yếu như não, phổi... không chết vì nhiệt độ xuống quá thấp.

Có giả thuyết cho rằng, đây là hệ quả của chứng co thắt mạch ngoại biên.
Có giả thuyết cho rằng, đây là hệ quả của chứng co thắt mạch ngoại biên.

Thế nhưng khi đến một ngưỡng nhất định nào đó, cơ thể không còn sức chống cự nữa, các thớ cơ giữ mạch sẽ giãn ra, khiến cho mạch máu mở lại như trạng thái ban đầu. Một lượng máu lớn lại từ thân chính đổ ra chân tay và khiến cho nạn nhân cảm thấy nóng lên đột ngột.

Chính do cảm giác tức thời này, họ đã cởi bỏ quần áo và sau cùng, chết vì rét.

 Một lượng máu lớn lại từ thân chính đổ ra chân tay và khiến cho nạn nhân cảm thấy nóng lên đột ngột.
Một lượng máu lớn lại từ thân chính đổ ra chân tay và khiến cho nạn nhân cảm thấy nóng lên đột ngột. (Ảnh minh họa).

Giả thuyết thứ hai là nhiệt độ thấp đã làm rối loạn chức năng của vùng đồi dưới não, mà vùng này lại chính là trung tâm điều hòa thân nhiệt.

Trong tình huống này, khu vực đồi dưới sẽ gửi đi một tín hiệu sai lầm chết người đến toàn bộ cơ thể rằng "Ở đây đang rất nóng" – trong khi sự thực thì không phải như vậy.

Vùng dưới đồi được cho là chịu trách nhiệm cho sự mất ý thức của các nạn nhân

Tuy nhiên, tất cả đều chỉ dừng lại ở giả thuyết, vì Hypothermia Undressing thường đi kèm với một hiện tượng khác cũng kì lạ không kém: Nạn nhân tự vùi mình xuống nền tuyết hoặc chui vào những nơi hẹp như gầm ô tô, trong các khe đá nhỏ. Các trường hợp chết trong nhà thì trốn vào sau tủ quần áo, dưới hộc bàn....

Thi thể một người đàn ông 91 tuổi chết vì lạnh được tìm thấy dưới gầm giường.
Thi thể một người đàn ông 91 tuổi chết vì lạnh được tìm thấy dưới gầm giường.

Điều này lại dẫn đến một giả thuyết thứ 3 là án mạng giết người, bởi vị trí của những cái xác trông giống như hung thủ đang tìm cách che giấu vậy. Thế nhưng, các "vụ án" này hầu như đều rơi vào bế tắc, và các nhà chức trách vẫn buộc phải đưa hiện tượng Hypothermia Undressing vào giả thuyết.

Chưa có một kết luận nào là hoàn toàn xác đáng và thuyết phục cho hiện tượng kì lạ này. Giới khoa học vẫn sẽ tiếp tục tìm kiếm và câu trả lời chắc hẳn sẽ lộ diện trong một ngày gần nhất.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận