Nhiều ngôi sao cực nóng đồng loạt phát sáng trong Tinh vân Rosette

Nhiều ngôi sao cực nóng đồng loạt phát sáng trong Tinh vân Rosette

Tinh vân Rosette, một đám mây bụi hình bầu dục và bầu khí quyển nằm cách chòm sao Monoceros bất ngờ lọt vào tầm ngắm các nhà khoa học cùng những thông tin bật mí thú vị.

Một cụm sao siêu sao phát sáng trong lõi Tinh vân Rosette thể hiện trong hình ảnh không gian cực sâu chụp bởi nhà nghiên cứu phả hệ sao băng John Chumack.

Nhiều ngôi sao cực nóng đồng loạt phát sáng trong Tinh vân Rosette
Nguồn ảnh: phys. 

Tinh vân Rosette là một đám mây bụi hình bầu dục và bầu khí quyển nằm cách chòm sao Monoceros (con Unicorn) cách khoảng 5.000 năm ánh sáng.

Ở giữa là một cụm sao được gọi là NGC 2244, hay Caldwell 50. Cụm sao này cũng chứa một số ngôi sao O- blue trắng hiếm hoi, một trong những ngôi sao nóng nhất và sáng nhất trong vũ trụ.

Những ngôi sao nóng sinh từ những đám mây mà chúng sinh sống sau khi các vùng bụi vũ trụ và khí gas tự sụp đổ, phát nổ. Sau vài triệu năm, các ngôi sao này bùng nổ thành các siêu tân tinh, giải phóng năng lượng và ném "vật chất sao" rồi trở lại trong Tinh vân Rosette.

Xem thêm video:Ngôi sao lớn nhất vũ trụ - Nguồn video: Khoa học vũ trụ và khám phá.

Xung quanh những ngôi sao khổng lồ, cực sáng này là các đốm tối hơn được gọi là các hạt cầu Bok. Những đám bụi nhỏ và dày đặc này là những nơi lạnh nhất trong vũ trụ.

Chumack đã chụp được bức ảnh sao phát sáng trong Tinh vân Rosette từ đài thiên văn sân sau của ông ở Dayton, Ohio, sử dụng một máy ảnh CMOS ZWO 174 mm và một kính thiên văn Newton 6 inch.

Huỳnh Dũng (theo Phys)

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận