Những công nghệ độc quyền của tên lửa mạnh nhất thế giới Falcon Heavy

Những công nghệ độc quyền của tên lửa mạnh nhất thế giới Falcon Heavy

Nhờ sở hữu những công nghệ tiên phong và độc quyền, tên lửa Falcon Heavy của SpaceX có khả năng mang hàng lớn gấp đôi so với tên lửaDelta 4 Heavy – tên lửa lớn nhất hiện có trong đội bay vũ trụ của Mỹ với chi phí chỉ bằng ¼.

Hôm 6/2, Công ty vũ trụ tư nhân SpaceX của tỷ phú Elon Musk đã phóng thử thành công tên lửa Falcon Heavy – được xem là tên lửa mạnh nhất thế giới – từ bệ phóng số 39A tại Sân bay vũ trụ Kennedy của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ở Florida.

Falcon Heavy được thiết kế để trở thành một tên lửa đẩy siêu nặng và có khả năng sử dụng lại.

Về cơ bản, Falcon Heavy được chế tạo với việc ghép ba tên lửa Falcon 9 – vẫn chiếm vai trò chủ lực trong đội bay của SpaceX – với nhau và gia cố bằng các máy tăng áp dây. Với 27 động cơ, Falcon Heavy có thể tạo ra lực đẩy lên tới 2268 tấn khi cất cánh, xấp xỉ ba lần “người tiền nhiệm”. Ngoài ra, cải tiến này cũng giúp Falcon Heavy có thể mang tải trọng tối đa 63.800 kg lên Quỹ đạo thấp của Trái Đất (Low Earth Orrbit hay LEO), so với 22.800 kg của Falcon 9.

Tên lửa Falcon Heavy. Ảnh: spacenews.com

Tên lửa Falcon Heavy. Ảnh: spacenews.com

Chi tiết trong vụ phóng vừa qua: Sau khi rời bệ khoảng 2,5 phút, hai động cơ đẩy của Falcon Heavy tách ra, được điều khiển quay lại Trái Đất và hạ cánh an toàn cùng lúc tại hai bãi đáp gần nhau ở Doanh trại Không quân Mũi Canaveral sau 8 phút. Đây là công nghệ tiên phong và độc quyền của SpaceX trong nỗ lực nhằm cắt giảm chi phí của các chuyến du hành vũ trụ. Còn lại, tên lửa đẩy chính, theo Space X dự đoán là ít có khả năng thu hồi, vì đã lao xuống Đại Tây Dương với tốc độ khoảng 483 km/h.

Công nghệ thu hồi tên lửa đẩy và tái sử dụng tiên tiến nhất, độc quyền của SpaceX. Theo kvant.space

Công nghệ thu hồi tên lửa đẩy và tái sử dụng tiên tiến nhất, độc quyền của SpaceX. Theo kvant.space

Mặc dù Falcon Heavy đã vận hành gần như hoàn hảo về mọi mặt, tuy nhiên vẫn cần phải theo dõi xem tầng trên của tên lửa và lượng hàng hóa mà nó mang theo có an toàn không, khi bay với tốc độ đều liên tục trong 6 giờ tới Quỹ đạo tầng cao của Trái Đất (High Earth Orbit hay HEO) và xuyên qua các vành đai bức xạ của hành tinh.

Chi phí cho mỗi lần phóng Falcon Heavy để đưa 63,8 tấn hàng lên quỹ đạo LEO của Trái Đất là 90 triệu USD, chỉ bằng 1/4 của Delta 4 Heavy – tên lửa lớn nhất hiện có trong đội bay vũ trụ của Mỹ, trong khi khả năng mang hàng lại lớn gấp đôi. Ngoài ra, Falcon Heavy cũng là đối thủ cạnh tranh của United Launch Alliance (ULA) – liên doanh giữa tập đoàn Lockheed Martin và Boeing.

Tên lửa Delta IV của NASA. Ảnh: Spacenews.com

Tên lửa Delta IV của NASA. Ảnh: Spacenews.com

Vụ phóng thử trên đã đưa Falcon Heavy vào lịch sử hàng không vũ trụ thế giới với tư cách là tên lửa mạnh nhất thế giới đang hoạt động, và khả năng mang hàng nặng hơn bất kỳ thiết bị bay vào vũ trụ nào kể từ thời Saturn 5 của NASA (đã ngừng hoạt động năm 1973) hay Energia của Liên Xô (thực hiện nhiệm vụ lần cuối năm 1988)

Xem toàn cảnh vụ phóng ở đây:


Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận