Phát hiện hợp chất hữu cơ trên sao Hỏa

Phát hiện hợp chất hữu cơ trên sao Hỏa

Robot thám hiểm Curiosity của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ phát hiện dấu vết của các phân tử hữu cơ có niên đại 3 tỷ năm trong một lớp đá trầm tích trên bề mặt sao Hỏa, theo kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Science ngày 8/6.

Phát hiện hợp chất hữu cơ trên sao Hỏa
Nguồn: NASA

Các phân tử hữu cơ chứa carbon, hydro, và có thể bao gồm cả oxy, nitơ cũng như một số nguyên tố khác. Trên Trái đất, phân tử hữu cơ là thành phần cấu tạo cơ bản của sinh vật sống. Dù chất hữu cơ có thể có nguồn gốc sinh học, nhưng các nhà khoa học NASA tin rằng, chất hữu cơ trên sao Hỏa nhiều khả năng được tạo ra từ quá trình địa chất hoặc từ một thiên thạch đâm xuống hành tinh đỏ.

Ngoài ra, Thiết bị Phân tích Mẫu vật sao Hỏa (SAM) của robot Curiosity cũng ghi nhận sự thay đổi mật độ khí methane (CH4) trong khí quyển sao Hỏa theo mùa. Khí methane có nguồn gốc chủ yếu từ phản ứng sinh học. Do vậy, việc mật độ khí này thay đổi đều đặn là một bằng chứng cho thấy môi trường trên sao Hỏa có thể hình thành sự sống.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận