Quân đội Mỹ gấp rút nâng cấp khả năng phòng ngự cho xe tăng của mình trước năm 2020

Quân đội Mỹ gấp rút nâng cấp khả năng phòng ngự cho xe tăng của mình trước năm 2020

Với sự phát triển của vũ khí hiện đại, quân đội Mỹ đang phải cố gắng tìm cách để tăng cường khả năng phòng thủ của những cỗ xe tăng Abram, cũng như cho các loại xe quân sự khác - mà không gây ảnh hưởng đến tốc độ hay trọng lượng của những cỗ xe này.

"Giờ đây, chúng tôi cần phải đương đầu với các hiểm nguy đe dọa theo một hướng khác, chứ không đơn thuần là chỉ 'đắp giáp dày hơn' cho những cỗ xe tăng như trước" - Đại tá Kevin Vanyo, đến từ bộ phận Nghiên cứu và Phát triển xe tăng quân đội Hoa Kỳ cho biết. Ở thời điểm hiện tại, những cỗ xe tăng Abram đã quá sức nặng nề, đến mức nhiều cây cầu không còn chịu nổi trọng lượng của chúng nữa.

Quân đội Mỹ gấp rút nâng cấp khả năng phòng ngự cho xe tăng của mình trước năm 2020

Theo lời Vanyo, ông cùng các đồng sự đang cố gắng phát triển hệ thống lá chắn phòng thủ tự động ở hai dạng khác nhau, sử dụng hai cơ chế phòng thủ khác nhau. Cả hai khi kết hợp lại sẽ trở thành hệ thống lá chắn phòng thủ tự động dạng module (MAPS), và sẽ trở thành nền tảng để "tạo ra một hệ thống phòng thủ mở" có thể lắp đặt và hoạt động ở trên mọi cỗ xe quân sự.

Quân đội Mỹ hiện tại đang dự tính sản xuất ba phiên bản khác nhau của MAPS, với hệ thống Trophy APS lắp đặt trên xe tăng Abrams, Iron Curtain APS trên xe chiến đấu Stryker, và Iron Fist APS trên xe chiến đấu Bradley. Quyết định thử nghiệm hệ thống ngoài thực địa sẽ được đưa ra vào đầu năm 2018.


Mô tả sơ bộ về hệ thống phòng thủ với khả năng bắn hạ đầu đạn tấn công từ khoảng cách xa. Trong đó, hệ thống sẽ sử dụng radar để dò tìm mục tiêu, từ đó máy tính sẽ điều khiển súng phòng thủ ở hai bên thân xe tăng để bắn hạ mục tiêu đang tiếp cận.

Mô tả sơ bộ về hệ thống phòng thủ với khả năng bắn hạ đầu đạn tấn công từ khoảng cách xa. Trong đó, hệ thống sẽ sử dụng radar để dò tìm mục tiêu, từ đó máy tính sẽ điều khiển súng phòng thủ ở hai bên thân xe tăng để bắn hạ mục tiêu đang tiếp cận.

Hệ thống phòng thủ Trophy sử dụng radar và 4 ăng ten quét 360 độ xung quanh xe để phát hiện tên lửa và đầu đạn đang tiếp cận. Khi bị phát hiện, máy tính sẽ tính toán khoảng cách tấn công và sử dụng súng ở hai bên thân xe phá hủy vật thể đang tiếp cận. Hệ thống này dự kiến sẽ có giá khoảng 350.000 đến 500.000 USD để lắp đặt cho mỗi chiếc xe.

Trên thực tế, quân đội Mỹ đã thử nghiệm APS từ trước đây. Một số mẫu xe sử dụng hệ thống phòng thủ Trophy đã hoạt động từ mùa xuân năm 2016, và thử nghiệm cùng với lực lượng Hải quân.

"Trong số các hệ thống được thử nghiệm, thì Trophy APS với xe tăng Abram đạt kết quả tốt nhất. Hệ thống này tăng cường khả năng phòng vệ cho xe tăng".

Quân đội Mỹ gấp rút nâng cấp khả năng phòng ngự cho xe tăng của mình trước năm 2020

Theo lời đại diện của Quân đội Mỹ, ông David Bassett, họ đang tiến rất gần với quyết định lắp đặt hệ thống Trophy làm hệ thống phòng thủ mặc định cho xe tăng Abram.

Trên thực tế, một vài quốc gia khác ngoài Mỹ cũng đã dùng APS cho các cỗ xe chiến đấu của mình. Cụ thể, những chiếc xe tăng của Nga và Israel đều đang áp dụng hệ thống phòng thủ Trophy APS.

Tuy nhiên, có một mối lo ngại khác mà Mỹ cần lưu tâm, đó chính là sự xuất hiện của những loại vũ khí được cho là có khả năng xuyên thủng hàng phòng ngự của APS. Một trong số đó là khẩu RPG-30, là phiên bản cải tiến của súng RPG, với một lớp đạn chống tank có sức công phá lớn, và một lớp đạn nhỏ hơn đi cùng có nhiệm vụ "đánh lạc hướng" hệ thống APS.

Tham khảo Business Insider

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận