Sửng sốt phát hiện bất ngờ về bề mặt Mặt trăng Europa

Sửng sốt phát hiện bất ngờ về bề mặt Mặt trăng Europa

Phát hiện bất ngờ liên quan tới Mặt trăng Europa vừa được công bố, thông tin được đánh giá rất quan trọng cho sứ mệnh bay tới Mặt trăng băng giá, dự kiến sẽ được phóng vào vũ trụ khoảng năm 2020. 

Khi nghiên cứu một vùng địa chất kéo dài từ 350-750km trên Mặt trăng Europa, một nhóm các nhà khoa học khẳng định rằng, có thể là 95% bề mặt khu vực này là xốp, nghĩa là một đầu dò có thể bị chìm nếu nó hạ cánh xuống khu vực này.
Sửng sốt phát hiện bất ngờ về bề mặt Mặt trăng Europa
Nguồn ảnh: phys. 
Trong phòng thí nghiệm, các thành viên nhóm nghiên cứu đã đo được tính chất phản xạ của các một lớp oxit nhôm, loại vật liệu có tính chất tương tự như cấu trúc đất đai trên Mặt trăng Europa mà họ tin rằng dưới lớp địa chất này đang chứa một đại dương nước lỏng dưới lớp vỏ ướt rất dễ lún chìm.
Xem thêm video: Hình ảnh kỳ thú của Trái Đất chụp từ Mặt Trăng- Nguồn video: Thế Giới Kỳ Diệu.
Dù chưa được nghiên cứu trên diện rộng, thông tin này sẽ rất quan trọng cho sứ mệnh bay tới mặt trăng băng giá Europa, dự kiến sẽ được phóng vào khoảng năm 2020.
Cuộc thăm dò này, được gọi là Europa Clipper sẽ nghiên cứu đại dương chôn vùi của mặt trăng này và đánh giá điều kiện sống của nó bằng nhiều công cụ khác nhau.
Huỳnh Dũng (theo Phys)

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận