'Tác dụng phụ' mới của selfie: Đèn flash có thể kích hoạt phản ứng động kinh?

'Tác dụng phụ' mới của selfie: Đèn flash có thể kích hoạt phản ứng động kinh?

Chụp ảnh selfie có thể dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn, ít nhất là đối với một bạn tuổi teen ở Canada. Trong một báo cáo gần đây, các bác sĩ đã phát hiện được hoạt động giống như động kinh trong sóng não của một thiếu niên khi chụp hình selfie.

Tác dụng phụ mới của selfie: Đèn flash có thể kích hoạt phản ứng động kinh?

Ảnh minh hoạ

Theo báo cáo công bố hồi tháng Hai trên tạp chí ZureSei, các bác sĩ điều trị gọi ca bệnh này là hiện tượng "động kinh khi selfie".

Bạn gái tuổi teen này trước đây đã từng bị lên cơn động kinh và được các bác sĩ theo dõi trong phòng thí nghiệm ba ngày. Trong phòng thí nghiệm, cô đã được gắn một điện não đồ và được theo dõi bằng băng ghi hình. Kết quả là các cơn co giật trong não bộ cô gái xuất hiện và được kích hoạt chính bởi việc chụp ảnh selfie.

Mặc dù cô gái không thể hiện bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh động kinh trong phòng thí nghiệm nhưng các bác sĩ đã tìm ra hai đoạn tăng cao bất thường trong sóng não của cô. Khi họ xem đoạn băng ghi hình, họ phát hiện trước khi sóng não của cô bắt đầu tăng cao thì cô ấy đang giơ chiếc iPhone lên và chụp ảnh selfie với đèn flash và hiệu ứng tránh hiện tượng mắt đỏ trong điều kiện thiếu sáng. (Hiệu ứng tránh hiện tượng mắt đỏ khiến cho đèn flash sẽ nhấp nháy trước khi chụp ảnh).

Lần động kinh trước đó của cô gái này là tại buổi dạ hội trong trường và các bác sĩ đã nghi ngờ chứng động kinh của cô liên quan đến hiệu ứng đèn nhấp nháy. Cô cũng thừa nhận với bác sĩ rằng cô đã từng nhảy một cách không kiểm soát khi cô thấy ánh nắng chiếu qua cây hoặc trong chiếc xe hơi có ánh sáng chiếu mạnh. Cô cũng đã mô tả lại trường hợp cô từng mất kiểm soát ở trường.

Các bác sĩ kết luận cô có phản ứng "nhạy cảm ánh sáng" với selfie. Đây là một loại bệnh động kinh, được biết đến với tên gọi là "động kinh cảm quang" với triệu chứng là mất kiểm soát và co giật khi tiếp xúc với ánh sáng nhấp nháy với cường độ mạnh. Các bác sĩ đã nói rằng động kinh cảm quang là một căn bệnh khá nổi tiếng nhưng nó chỉ  ảnh hưởng đến một số ít người bị động kinh.

Động kinh cảm quang được phát hiện lần đầu tiên vào cuối năm 1800, với trường hợp một đứa trẻ có phản ứng co giật dưới ánh sáng mặt trời. Kể từ đó các trường hợp phản ứng tương tự cũng được phát hiện kể cả nhạy cảm với trò chơi điện tử. Năm 1997, đã có một trường hợp người Nhật Bản có phản ứng co giật khi đang xem chương trình truyền hình "Pokémon".

Trong báo cáo nói trên, các bác sĩ chỉ ghi nhận chỉ một trường hợp duy nhất bệnh nhân có phản ứng động kinh cảm quang khi selfie. Vì vậy các nhà khoa học cần nhiều trường hợp tương tự hơn mới có thể kết luận việc chụp ảnh selfie gây ảnh hưởng đối với bệnh nhân bị động kinh cảm quang.

Tiến sĩ Joseph Sullivan, giám đốc của đại học California, bác sĩ khoa nhi trung tâm Động kinh San Francisco cho biết: "Không có gì đáng ngạc nhiên khi selfie có thể ảnh hưởng đến não bộ con người, đặc biệt đối với người nhạy cảm với ánh sáng".       

Ông còn cho rằng bất kỳ loại ánh sáng nhấp nháy bao gồm cả trò chơi video, ánh sáng nhấp nháy, đèn flash có thể gây cơn co giật đối với người động kinh cảm quang.

Ông Sullivan lưu ý rằng trong trường hợp của cô gái, mỗi lần selfie không gây ra một cơn động kinh rõ ràng, nhưng thay vào đó là một sự thay đổi trong hoạt động sóng não.

Tài Lâm

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận