Tại sao Nhật Bản không cố gắng bắn hạ tên lửa của Triều Tiên?

Tại sao Nhật Bản không cố gắng bắn hạ tên lửa của Triều Tiên?

Có một lý do đơn giản nhưng đáng lo ngại tại sao Nhật Bản đã không cố gắng để tiêu diệt bất kỳ một trong 6 tên lửa bắn qua lãnh thổ nước này.

Hôm nay, tiếng còi báo động lại vang lên khắp Nhật Bản. Một quả tên lửa Triều Tiên nữa lại bay ngang qua bầu trời của nước này.

Theo báo Úc News, trong khi người dân giật mình đổ xô tới các hầm trú ẩn, chính phủ Nhật Bản đã mất một khoảng thời gian dài để thông báo và trấn an công chúng rằng chính phủ đang làm mọi thứ để bảo vệ họ.

Sự thực là, quân đội Nhật Bản khó có thể làm được nhiều hơn là trấn an dư luận.

Vụ phóng tên lửa của Triều Tiên được phát hiện lúc 6h59 phút theo giờ địa phương. Lúc 7h06 phút, tên lửa đạn đạo này đã bay qua bầu trời đảo Hokkaido đông đúc dân cư. Nó ở trong không trung của Nhật Bản chưa đến 2 phút trước khi rơi xuống biển cách đảo Hokkaido khoảng 2000 km lúc 7h16 phút.

Những báo cáo ban đầu cho biết quả tên lửa đã ở trên không trung trong khoảng thời gian chỉ 17 phút, và trong suốt thời gian đó nó đã đạt độ cao 770 km và bay quãng đường 3700 km. Đây là đặc tính của tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng hạt nhân HS-12 .

Vậy tại sao các tên lửa đánh chặn hiện đại của Nhật Bản không nỗ lực bắn hạ tên lửa của Triều Tiên?

Đơn giản, chúng có lẽ là không thể.

Tại sao Nhật Bản không cố gắng bắn hạ tên lửa của Triều Tiên?

Cảnh báo trên truyền hình Nhật về tên lửa Triều Tiên bay qua nước này.

Phạm vi hành động

Tên lửa của Triều Tiên bị phát hiện trong vòng vài giây sau khi rời bệ phóng. Các vệ tinh cảnh báo sớm của Mỹ đã theo dõi sát sao Triều Tiên thời gian gần đây. Ngoài ra, có một mạng lưới radar dày đặc ở Hàn Quốc, Biển Nhật Bản. Bản thân Nhật Bản luôn trong trạng thái chuẩn bị cho một sự kiện như vậy.

Sẽ chỉ mất vài phút để kích hoạt hệ thống cảnh báo công cộng tự động của Nhật, với tin nhắn đẩy thẳng đến điện thoại di động của tất cả các thuê bao, đài phát thanh và truyền hình liên tục phát đi cảnh báo.

Mọi chuyển động của tên lửa được theo dõi chặt chẽ. Các siêu máy tính sẽ được tăng tốc tính toán để dự đoán đường bay của tên lửa.

Nhưng không có tên lửa đánh chặn nào đã được khai hoả. Mặc dù Nhật Bản đã triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa hiện đại Aegis trên các tàu khu trục ở Biển Nhật Bản cho mục đích đó. Và hệ thống tên lửa chống tên lửa đạn đạo PAC đã được triển khai tới các căn cứ quân sự lớn.

Khi một vụ phóng tên lửa tương tự diễn ra hồi tháng Tám, Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera nói rằng họ đã không cố bắn hạ tên lửa đó bởi vì nó không nhằm vào một mục tiêu ở Nhật Bản.

Có ý kiến cho rằng Nhật Bản và Hoa Kỳ đã cố tình châm ngòi để theo dõi và tìm hiểu các khả năng tên lửa của Triều Tiên.

Nhưng vẫn có những nghi ngờ dai dẳng về khả năng thực hiện nhiệm vụ của công nghệ phòng thủ của Nhật.

Mục tiêu khó?

Tên lửa đạn đạo đã bay rất nhanh và rất cao.

Thời gian phản ứng sẽ cần phải cực nhanh.

Không có thời gian cho các quyết định chính trị. Không có thời gian cho thảo luận, tư vấn với các đồng minh.

Thậm chí còn gần như không đủ thời gian để bóp cò.

Về bản chất, những gì cần phải làm là bắn hạ một viên đạn bằng một viên đạn khác.

Tại sao Nhật Bản không cố gắng bắn hạ tên lửa của Triều Tiên?

Nguồn đồ hoạ: Bộ quốc phòng Mỹ. VnReview Việt hoá.

Tuy nhiên, tốc độ và chiều cao tăng nhanh của HS-12 chắc chắn sẽ đặt nó vượt xa tầm với của hệ thống đánh chặn Standard Missile 3 (SM-3) trên các tàu khu trục của Mỹ và Nhật Bản. Nó có thể đã quá nhanh và quá cao đối với các tên lửa Patriot PAC3 tại Căn cứ Không quân Chitose của Hokkaido.

"Chúng ta không có một cú bắn nào chống lại một chiếc IRBM [tên lửa đạn đạo tầm trung], hoặc MRBM [tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM): 1.000 - 3.500km] hay SRBM [tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM): 300 - 1.000km] trong giai đoạn tên lửa tăng cường vì nó vượt quá khả năng của máy đánh chặn SM-3", ông Kingston Reif, Giám đốc Hiệp hội kiểm soát vũ khí Mỹ gần đây trả lời tờ National Interest như vậy. "Đối với việc đánh chặn giữa đường, điều đó sẽ phụ thuộc vào quỹ đạo, cảnh báo chúng ta có được ra sao? có bao nhiêu tàu được triển khai và ở đâu?".

Và việc bắn hạ công khai thất bại sẽ dẫn đến hậu quả tồi tệ hơn là việc một quả tên lửa khác của Triều Tiên bay ngang qua.

Uy tín của lực lượng quân sự Mỹ và Nhật Bản sẽ bị huỷ hoại nghiêm trọng.

"Nếu họ cố bắn hạ và thất bại thì các hậu quả là rất nghiêm trọng", nhà phân tích quốc phòng Lance Gatling của hãng Nexial Reseach có trụ sở ở Tokyo nói. "Đây là một hệ thống phòng vệ mà Nhật Bản đã tiêu tốn rất nhiều tiền và nó đã trải qua thời gian thử nghiệm đầu tiên. Vụ việc này có thể làm cho nội bộ trong nước khó hài lòng, trong khi lại khuyến khích người Triều Tiên nghĩ tên lửa của họ không thể chạm tới được".

Nhưng ngay cả tên lửa của Triều Tiên bay trong phạm vi cho phép đánh chặn, lịch sử cho thấy bất kỳ nỗ lực nào cũng sẽ có kết cục thất bại. Và Lầu Năm Góc biết rõ điều đó.

"Các hệ thống phòng vệ tên lửa The Regional/Theater BEDS cho thấy năng lực hạn chế của các Bộ tư lệnh Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương, châu Âu và Trung Đông về trách nhiệm đối với các mối đe doạ tên lửa đạn đạo tầm trung (1000 – 4000 km), và tầm ngắn (chưa đến 1000km)".

Suy nghĩ viển vông

Các tên lửa đánh chặn Patriot và Standard hiện đồn trú ở trong và quanh Nhật Bản đều thuộc dạng hiện đại. Nhưng chúng lại không phải là công nghệ mới nhất.

Tên lửa SM-3 Block IIA Standard mới đang được Mỹ triển khai. Những tên lửa này được cho là bay cao hơn, nhanh hơn - và với độ chính xác cao hơn. Nhưng chúng cũng đã thất bại trong vài lần thử nghiệm.

Đây không phải là chuyện hiếm gặp đối với các tên lửa đánh chặn tên lửa.

Nói chung các vụ thử được tiến thành trong các điều kiện tối ưu. Thời gian phóng, hướng bay, các quỹ đạo thường được biết trước.

Nhưng, điều khá phiền muộn là vụ thử vẫn thất bại.

Điều kiện hoạt động của thế giới thực sẽ có thể giảm tỷ lệ thành công thậm chí còn xa hơn.

Chỉ có vài con át chủ bài nằm trong tay của phương Tây. Một phiên bản mới của Standard Missile, SM-6, được thử nghiệm phóng đi từ một tàu khu trục hôm 30/8 đã bắn hạ thành công một tên lửa đạn đạo tầm trung chỉ vài giây ngay trong lần thử đầu tiên. Rồi đến hệ thống phòng thủ nổi tiếng THAAD với tỷ lệ thành công "bắn phát nào trúng phát đó".

Nó đã được triển khai ở đảo Guam và Hàn Quốc.

Có điều nó vẫn chưa được thử nghiệm rộng rãi chống lại tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, trong một lần thử nó đã chứng minh được khả năng đầy hứa hẹn. Hồi tháng Bảy, một hệ thống THAAD ở Alaska đã bắn hạ thành công tên lửa tầm trung (như HS-12) và tên lửa tầm ngắn.

Nhưng tin xấu là hồi tháng Tám, Triều Tiên đã thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên và nó có vẻ như ngoài phạm vi của THAAD.

Mối đe doạ mới

Trong tháng Tám, Bình Nhưỡng đã tuyên bố họ "đang xem xét nghiêm túc kế hoạch tấn công bao vây đảo Guam thông qua đồng thời bốn chiếc tên lửa HS-12".

Những tên lửa này sẽ "bay ngang bầu trời trên các tỉnh Shimane, Hiroshima và Koichi của Nhật Bản" trước khi bay 2350 km trong 18 phút để vươn tới lãnh thổ Guam của Mỹ.

Một hành động gây hấn công khai như vậy đặt Mỹ vào tình thế thách thức. Mỹ có nên bắn trả, hay là không?

Vào thời điểm mục tiêu thực sự của các tên lửa Triều Tiên được biết đến thì chúng có thể đã ở ngoài tầm đánh chặn từ Hàn Quốc và Nhật bản. Và sự vụ hai tàu khu trục Mỹ tân tiến có khả năng phóng tên lửa đánh chặn bị va quệt trên biển làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

Do vậy, Guam sẽ cần phải tự bảo vệ bản thân với các xe chống tên lửa. "Thậm chí nếu một tên lửa đánh chặn thành công, thì việc đối phó 4 đấu 4 với HS-12 của Triều Tiên trên biển Nhật Bản sử dụng tên lửa SM-3 có khả năng thành công tương đối thấp", nhà phân tích tên lửa Triều Tiên Ankit Panda viết. "Nếu ông ta (Kim Jong-un) ra lệnh một cuộc thử nghiệm và Mỹ, Nhật cố gắng đánh chặn nhưng không với tới cả 4 tên lửa thì những đảm bảo và uy tín của quân đội Mỹ sẽ bị giáng đòn mạnh. Trong bất kỳ kịch bản nào, khi một tên lửa đạn đạo được phép bay ngang qua Nhật vào Thái Bình Dương thì điều này rất tồi tệ". Do vậy, các lựa chọn thay thế sẽ cần phải được khai phá.

Tấn công trước?

Trong tình hình hiện nay, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang phải đối mặt với một quyết định khó khăn. Ông có nên dựa vào các tên lửa đánh chặn chưa được kiểm chứng, chưa đáng tin cậy để bảo vệ người dân của mình?

Hay ông nên xem xét một số hành động cực đoan hơn?

Trong những tháng gần đây, chính phủ Nhật Bản đã tranh luận nhiều về sự cần thiết sửa đổi hiến pháp để cho phép khả năng tấn công trước.

Họ đã lặng lẽ xây dựng một khả năng như vậy, như việc mua máy bay tàng hình F-35 của Mỹ. Tuy nhiên, những động thái rõ ràng hơn - như việc mua lại tên lửa đạn đạo và hành trình - sẽ cần một sự thay đổi hiến pháp. Và điều này có vẻ ngày càng khả thi khi các hệ thống chống tên lửa có nhiều hạn chế.

Minh Hương

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận