Tạm biệt đại dương, các thủy thủ sẽ lên đất liền để... lái tàu

Tạm biệt đại dương, các thủy thủ sẽ lên đất liền để... lái tàu

Những người thủy thủ trong tương lai sẽ không cần đặt chân lên biển nữa, chỗ làm việc của họ là tại các văn phòng.

Tạm biệt đại dương, chỗ làm việc tiếp theo của thủy thủ là trong văn phòng

Những thủy thủ sẽ được ngồi trong tòa nhà văn phòng trên đất liền, cách xa hàng trăm dặm so với con tàu vận chuyển hàng hóa của họ. Và tất nhiên cũng sẽ không có người nào trên những con tàu này.

Theo CNN, tự động hóa đang gây xáo trộn cho ngành giao thông, nó loại bỏ một số công việc và chuyển những người khác vào làm việc trong văn phòng. Thủy thủ, phi công và tài xế đang dần chuyển từ biển cả, bầu trời xanh và các con đường đến những tòa nhà văn phòng nằm rải rác, nơi các phương tiện giao thông sẽ được theo dõi từ xa. Việc thay đổi sẽ nâng cao hiệu quả, giảm chi phí và cải thiện an toàn lao động. Thật khó để làm bị thương chính bản thân mình khi ngồi thao tác tại bàn làm việc. Và môi trường sẽ được hưởng lợi từ việc tiêu tụ ít nhiên liệu hóa thạch hơn.

Tuần trước, một công ty của Na Uy đã tuyên bố kế hoạch xây dựng một tàu chở hàng độc lập, không có hệ thống xả thải vệ sinh. Con tàu dài 75 mét này sẽ được đưa ra vào cuối năm 2018 với tư cách là chiếc tàu có người lái nhưng dự kiến nó có thể tự lái vào năm 2020. Nhiệm vụ của con tàu này là vận chuyển phân bón cho các cảng lớn hơn.

Bởi vì các tàu sẽ không có thủy thủ đoàn nên nó không cần có các hệ thống ống xả vệ sinh. Các tàu sẽ nhỏ hơn và nhẹ hơn, tiết kiệm chi phí hơn (theo ông Peter Due, một giám đốc dự án tại Kongsberg). Không có thủy thủ đoàn cũng sẽ không có ai để cướp biển bắt làm con tin. Những thủy thủ của tàu tự động sẽ giám sát nó từ đất liền. Peter Due đã mô tả cách các thủy thủ làm việc trong 8 giờ sau đó trở về nhà ăn tối – đây là việc làm không tưởng khi họ lên đên trên biển trong những lữ trình dài ngày trước đây.

Một thị trường tiềm năng đang mở ra cho loại tàu này. Theo Oskar Levander, Phó chủ tịch của Rolls-Royce về đổi mới biển, 50% -70% chi phí điều hành của tàu là dành cho thủy thủ đoàn. Công ty đang phát triển các công nghệ cho phép tàu điều khiển từ xa.

Giám đốc điều hành Sea Machines, Michael Johnson, nói rằng việc tạo ra những chiếc tàu kéo tự vận hành là một cuộc cách mạng. Việc vận hành các con tàu có thể gây nguy hiểm. Tai nạn tàu thường là do lỗi của con người và điều này càng làm cho tự động hóa trở nên hấp dẫn hơn.

Hiện tại, một startup ở Boston đang tiến hành tự động hóa một chiếc thuyền đi kèm với một chiếc thuyền khác. Nó hữu ích để làm sạch dầu tràn hoặc khi làm việc với các tàu thuyền khác. Johnson cũng quan tâm đến các tàu an ninh tự lái nhằm mục đích cung cấp "mắt và tai" trên khắp các tuyến đường thủy. Johnson bắt đầu suy nghĩ về việc tự động hoá các tàu thuyền sau khi xem các tàu lai du hành từ Seattle tới Alaska với nhiệm vụ duy nhất là kéo một chiếc xà lan vào cảng.

Trong khi đó, Starsky Robotic đang đi đầu trong việc chế tạo xe tải đường dài mà các lái xe chỉ cần làm việc trong văn phòng. Họ phát triển công nghệ để làm cho xe tải tự lái xe trên xa lộ. Các xe này sẽ trống rỗng, nghĩa là không bao gồm lái xe. Các trạm điều khiển đặt tại văn phòng trên khắp Hoa Kỳ sẽ điều khiển xe tải từ xa từ đường cao tốc đến trung tâm thành phố và ngược lại.

Các tài xế sẽ kiểm soát trong khoảng 10 đến 30 phút, điều này cho phép họ đủ sức lái xe nhiều hơn 10 lần so với khi lái xe tải trực tiếp. Giám đốc điều hành Starsky Robotics, ông Stefan Seltz-Axmacher, cho biết: "Trong tương lai, người lái xe sẽ ít bị tai nạn hơn". Những người lái xe sẽ cần phải luôn ở trong phạm vi 1000 dặm so với chiếc xe mà họ cần kiểm soát, do đó yêu cầu đặt ra là kết nối giữa tài xế và xe phải đủ nhanh.

Xe tải không phải là nơi duy nhất mà chúng ta có thể thấy các nhà khai thác từ xa. Waymo, công ty trực thuộc Google và hiện đang đứng đầu trong lĩnh vực chuyên cung cấp phần mềm xe hơi tự lái hiện đã có bằng sáng chế cho các nhà khai thác từ xa để hỗ trợ các xe tự lái. Theo sáng chế này, con người ở các trung tâm chỉ huy sẽ điều khiển xe tự lái trong một số trong một số tình huống khó khăn. Tại CES hồi tháng Giêng, Nissan đã trình diễn một chiếc ô tô có thể điều khiển hoàn toàn từ xa.

Tạm biệt đại dương, chỗ làm việc tiếp theo của thủy thủ là trong văn phòng

Một phi công đang điều khiển chiếc drone Predator ngay từ buồng điều khiển tại trung tâm điều hành bay ở Arizona, Mỹ. (Ảnh: Getty Images)

Một kịch bản tương tự có thể xảy ra trên bầu trời. Các máy bay phản lực lớn có thể chuyển từ 3 phi công sang 2 phi công. Một số phi công quân sự có thể ngồi tại Nevada để điều khiển những chiếc máy bay không người lái ở những nơi như Afghanistan. Rào cản lớn nhất cho việc này không phải là công nghệ mà là sự chấp nhận về mặt pháp lý và xã hội. Trong khi đó, các phi công thương mại đã trao nhiều nhiệm vụ cho hệ thống tự lái trên những chuyến bay.

Một câu hỏi được đặt ra là liệu người lao động có thích những công việc mới được tạo ra này hay không. Họ sẽ phải am hiểu kỹ thuật số và thoải mái với màn hình vi tính cũng như việc sử dụng phần mềm. Việc chuyển đổi có thể là một thách thức với những người lớn tuổi.

Cuối cùng, một số công nhân có thể không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thích ứng hoặc bị mất việc làm!

Bạch Đằng

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận