Vì sao hàng loạt trẻ em Ấn Độ chết vì... ăn vải thay cơm?

Vì sao hàng loạt trẻ em Ấn Độ chết vì... ăn vải thay cơm?

Mỗi năm vào thời điểm tháng Sáu khi mùa vải bắt đầu chín rộ, tại Ấn Độ đặc biệt tại các vùng nông thôn nghèo, có hàng trăm ngàn đứa trẻ phải nhập viện với triệu chứng co giật và phù nề não do ăn quá nhiều vải, trong số đó có rất nhiều ca đã tử vong.

Vì sao hàng loạt trẻ em Ấn Độ chết vì... ăn vải thay cơm?

Theo BBC, tình trạng trẻ em mắc các triệu chứng trên xuất hiện thường gặp tại nhiều vùng nông thôn nghèo, trong đó có thị trấn Muzzafarpur, miền Bắc Ấn Độ, nơi trồng vải lớn nhất Ấn Độ. Thời kỳ đỉnh điểm vào tháng Sáu, có tới hàng trăm người nhập viện với biểu hiện co giật và phù nề não sau một đêm mê man. Khoảng một nửa số ca nhập viện cũng đã tử vong do không kịp chữa trị.

Các nhà khoa học đã nhanh chóng xác định nguyên nhân chính và đưa ra những lời khuyên và giải pháp cho người dân. Nguyên nhân chủ yếu của triệu chứng co giật và phù nề não kể trên do người ăn đã tiêu thụ một lượng vải quá nhiều trong khi dạ dày trống rỗng. Các nhà khoa học cũng ám chỉ, do sự thiếu hiểu biết nên nhiều người dân, chủ yếu là trẻ nhỏ đã ăn quá nhiều vải rơi rụng trong vườn trong khi chưa được lót dạ.

Vì sao hàng loạt trẻ em Ấn Độ chết vì... ăn vải thay cơm?

Vải sản sinh ra một lượng lớn độc tố có tên hypoglycin, chất này ức chế cơ thể tổng hợp glucose. Điều này dẫn tới lượng đường trong máu xuống thấp trầm trọng dẫn tới tụt huyết áp. Khi xảy ra biểu hiện, trẻ em tại những vùng nông thôn nghèo cũng không được ăn tối, dẫn tới tình trạng bệnh càng trở lên nghiêm trọng hơn, và nếu không được cấp cứu kịp thời có thể lên cơn co giật, hôn mê và tử vong.

Theo khẳng định của nghiên cứu, nồng độ chất hypoglycin chỉ giảm dần khi quả vải đạt độ chín hoàn toàn. Kết quả từ nghiên cứu trên đã được Trung tâm Quốc gia về kiểm soát dịch bệnh Ấn Độ đăng tải trên tạp chí y họcThe Lancet mới đây.

Vì sao hàng loạt trẻ em Ấn Độ chết vì... ăn vải thay cơm?

Sau khi tìm ra nguyên nhân chính thức, các quan chức y tế Ấn Độ đã ra khuyến cáo tới các bậc phụ huynh tại nước này về việc đảm bảo đủ bữa tối cho trẻ nhỏ và hạn chế không nên ăn quá nhiều vải cùng một lúc. Theo tờ New York Times, kể từ khi thông báo được ban hành, số lượng các ca bệnh do vải đã giảm từ hàng trăm ngàn xuống chỉ còn 50 ca/năm.

Mai Huyền

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận