Vì sao mỗi năm lại có hàng chục nghìn con hải mã mắc kẹt trên bãi biển Alaska?

Vì sao mỗi năm lại có hàng chục nghìn con hải mã mắc kẹt trên bãi biển Alaska?

Tình trạng hàng nghìn con hải mã mắc kẹt trên bãi biển là minh chứng cụ thể cho tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.

Kể từ năm 2007, cứ mỗi năm vào tầm tháng 9, hàng chục ngàn con hải mã Thái Bình Dương lại bị mắc kẹt ồ ạt dọc theo bờ biển Chukchi, Alaska . Và năm nay vẫn thế!

Vì sao lại như vậy?

Theo lẽ thường, hải mã dành phần lớn thời gian của mình trên các tảng băng. Vì thế, nếu tảng băng di chuyển đến đâu, chúng cũng sẽ di chuyển đến đó. Thậm chí, hải mã có thể dành cả một ngày trời chỉ ở dưới nước tìm kiếm thức ăn (trai, ốc và sâu) và sau đó nằm thảnh thơi trên băng.

Nhưng khổ nỗi, hải mã không phải là một loài có thể bơi liên tục được. Vì thế, giữa những chuyến đi săn dài, chúng cần đến các tảng băng để nghỉ ngơi và lấy lại năng lượng.

Vì sao mỗi năm lại có hàng chục nghìn con hải mã mắc kẹt trên bãi biển Alaska?
Hải mã nằm chồng chất trên bãi biển Alaska

Khốn nỗi, băng ở Bắc Cực lại tan quá nhanh. Giờ đây loài hải mã đang rơi vào tình trạng khó khăn, cạn kiệt nguồn thức ăn. Vì thế, chúng không còn nơi sinh sống ở vùng biển Bắc Cực.

Thế là cứ vào mùa thu mỗi năm, hàng nghìn con hải mã lại dàn hàng tại bờ biển Alaska . Theo Cục Hoang dã và Cá cho thấy, vào đầu tháng 8, đã có từ 25.000 đến 40.000 con hãi mã nằm chồng chất lên nhau tại khu vực bờ biển Chukchi (Alaska). Đặc biệt, bờ biển này lại cách khá xa so với khu vực săn mồi của chúng.

Sự thật phũ phàng hơn, Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới ước tính rằng, từ các vùng nước nông, loài hải mã phải đi mất 250 dặm để có thể tìm kiếm được thức ăn. Như thế, những con hãi mã nhỏ, già hoặc bị bệnh chắc chắn sẽ bỏ cuộc trong chuyến đi dài như vậy.

Vì sao mỗi năm lại có hàng chục nghìn con hải mã mắc kẹt trên bãi biển Alaska?
Hải mã sống dựa vào các tảng băng trôi. Giờ băng đã tan, chúng chẳng còn gì.

Tình trạng cạn kiệt thức ăn lâu dài sẽ khiến chúng bị đói, suy dinh dưỡng, và thậm chí là chết dần chết mòn.

Hãi mã không phải là loài vật duy nhất phải "lặn lội" khá xa để đi săn. Gấu Bắc Cực vùng Alaska cũng có số phận đau thương như vậy. Vì băng tan khá nhanh nên chúng phải di chuyển cực nhanh trên từng tảng băng về hướng đông để tìm kiếm thức ăn.

Nhưng không giống như gấu Bắc Cực chinh chiến đơn độc, loài hải mã thường có khuynh hướng tập hợp thành một đàn khổng lồ dọc theo bờ biển. Sự tập trung thành một nhóm khổng lồ có thể sẽ là một mối đe dọa nghiêm trọng cho cả chúng lẫn con người.

Vì sao mỗi năm lại có hàng chục nghìn con hải mã mắc kẹt trên bãi biển Alaska?
Gấu trắng cũng là loài bị phụ thuộc vào băng.

Bởi lẽ, hải mã là loài động vật rất nhạy cảm. Chỉ cần chiếc máy bay lướt nhẹ qua, hoặc sự xuất hiện của một chiếc thuyền gần đó cũng khiến cho chúng hoảng sợ tột độ, chạy toán loạn và giẫm đạp lên nhau. Theo báo cáo của Cục Hoang dã và Cá thì vào năm 2017, có ít nhất 64 con hải mã đã chết sau một vụ hỗn loạn giẫm đạp lên nhau.

Tình trạng hải mã trôi dạt vào bờ liên tục đã vạch lên được mức độ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu tác động đến môi trường sống tại Bắc Cực.

Vì thế, giới chức trách địa phương đã phải thực hiện những hành động thiết thực để bảo vệ loài hải mã cũng như ngăn chặn biến đổi khí hậu. Thậm chí, họ còn thực hiện một video để giáo dục ý thức người dân về việc bảo vệ những loài sinh vật hoang dã.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận