Vì sao Thiên nga trắng Tu-160M2 trở thành “cơn ác mộng” đối với NATO?

Vì sao Thiên nga trắng Tu-160M2 trở thành “cơn ác mộng” đối với NATO?

Chuyên gia quân sự Dave Majumdar của Tạp chí National Interest cho biết, Nga đã lựa chọn phương pháp phát triển Lực lượng không quân chiến lược một cách hợp lý với chi phí phải chăng, tập trung vào hiện đại hóa các máy bay ném bom chiến lược Tu-160M2.

Chuyên gia quân sự Dave Majumdar viết trên Tạp chí National Interest nhấn mạnh rằng các máy bay mới Tu-160M2 mệnh danh là "thiên nga trắng" sẽ được trang bị động cơ tiên tiến để tăng phạm vi bay tối đa lên thêm 1000km.

Máy bay ném bom chiến lược Tu-160M2.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160M2.

Như Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yuri Borisov giải thích, tất cả các máy bay ném bom chiến lược Tu-160 được lên kế hoạch lắp đặt động cơ turbo phản lực NK-32 thế hệ thứ hai.

Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Nga hứa sẽ nâng cấp toàn bộ tất cả các thiết bị vô tuyến điện tử của Tu-160M2. Và trang bị cả tên lửa tầm xa mới. Đây là một phần đặc biệt quan trọng của chương trình hiện đại hóa không quân chiến lược, khi tính đến "Thiên nga trắng" TU-160, trước hết là máy bay trang bị tên lửa hành trình, tác giả bài báo cho biết.

"Khác với các máy bay ném bom B-2 Spirit hoặc B-21 Rider của Mỹ, máy bay chiến đấu của Nga được thiết kế để hủy diệt mục tiêu bên trong khu vực dầy đặc hệ thống phòng không bằng các tên lửa tầm xa. Do đó Tu-160M2 sẽ được trang bị tên lửa hành trình thế hệ mới", bài báo nhấn mạnh.

Theo chuyên gia, chương trình nâng cấp, hiện đại hóa Tu-160M2 — chương trình mang tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật hơn là việc phát triển máy bay ném bom siêu thanh.

“Nga đang chế tạo máy bay ném bom chiến lược PAK DA (được tiến hành từ năm 2009), tuy nhiên, Tu-160M2 trong trung hạn là đủ", ông Majumdar kết luận.

Tu-160 - máy bay cánh cụp cánh xòe lớn nhất, một trong những cỗ máy chiến tranh mạnh nhất trên thế giới.

Tu-160M2 sẽ được trang bị tên lửa hành trình thế hệ mới.
Tu-160M2 sẽ được trang bị tên lửa hành trình thế hệ mới.

Tu-160 là máy bay ném bom chiến lược siêu thanh, tầm xa, trang bị tên lửa; được thiết kế để phá hủy các loại vũ khí hạt nhân và thông thường, các mục tiêu tại các khu vực quân sự xa và trong vùng sâu chiến thuật của đối phương.

Tu-160 do nhà thiết kế Valentin Bliznyuk thiết kế, phát triển, thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 18/12/1981, được trang bị cho Không quân Xô viết vào năm 1987.

Tu-160 có tốc độ tối đa - 2000km/h, tầm bay thực tế - 12.300km, trần bay thực tế - 21.000m, phi hành đoàn gồm 4 người.

Trang bị vũ khí: 12 tên lửa hành trình, hoặc 40 tấn bom. Thời gian bay lên đến 15 giờ (không cần tiếp nhiên liệu). Hiện nay, Không quân Nga sở hữu ít nhất 15 chiếc Tu-160. Dự kiến, đến năm 2020, Không quân Nga sẽ được trang bị thêm 10 chiếc Tu-160M (phiên bản nâng cấp của Tu-160).

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận