WHO: Thế giới sắp cạn kiệt thuốc kháng sinh

WHO: Thế giới sắp cạn kiệt thuốc kháng sinh

Theo một báo cáo mới của Tổ chức Y tế thế giới , có quá ít loại kháng sinh mới được nghiên cứu và phát triển để chống lại mối đe dọa của những căn bệnh nhiễm trùng kháng nhiều loại thuốc. Ngoài ra, tốc độ kháng thuốc còn được dự báo sẽ vượt cả tốc độ phát triển thuốc chậm trễ hiện nay.

WHO: Thế giới sắp cạn kiệt thuốc kháng sinh

Tính đến tháng 5 năm nay, có tổng số 51 thuốc kháng sinh và 11 chất sinh học - các sản phẩm y tế thường được làm từ nguồn tự nhiên - đang được phát triển.

Peter Beyer, tác giả của báo cáo và là cố vấn cao cấp của Cơ quan Sản phẩm Y tế và thuốc thiết yếu của WHO, cho biết: "Ý tưởng ở đây là sử dụng các sinh vật có thể thay thế việc sử dụng kháng sinh, giúp tránh bị kháng thuốc".

Đầu tiên, chỉ có 33 loại kháng sinh được WHO đưa ra trong danh sách ưu tiên để chống các loại mầm bệnh. Năm nay, WHO đã công bố danh sách hàng chục "mầm bệnh ưu tiên có thuốc": đó là 12 nhóm vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, mối đe dọa lớn nhất đối với sức khoẻ con người.

Một trong số những mầm bệnh kháng thuốc nguy hiểm này có bệnh lao kháng thuốc, khiến 250.000 người trên toàn thế giới tử vong mỗi năm. Ngoài ra còn có một số loại vi khuẩn kháng nhiều loại thuốc kháng sinh khác, như Acinetobacter, Pseudomonas và Enterobacteriaceae (Enterobacteriaceae hay họ Vi khuẩn đường ruột là họ vi khuẩn Gram âm gồm các loài vi khuẩn vô hại, các loài gây bệnh như Salmonella, Escherichia coli, Yersinia pestis, Klebsiella và Shigella), những vi khuẩn thường gây ra các bệnh nhiễm trùng ở bệnh viện và nhà dưỡng lão và giữa các bệnh nhân.

Trong số 33 loại thuốc tiềm năng có thể điều trị các bệnh nhiễm trùng ưu tiên, chỉ có 8 loại thuốc điều trị mới. 25 loại thuốc còn lại chỉ là những loại thuốc được sửa đổi đơn giản từ các nhóm kháng sinh hiện có. Theo WHO, 25 loại thuốc này chỉ là những giải pháp ngắn hạn vì dự kiến vi khuẩn sẽ nhanh chóng thích nghi và kháng thuốc.

Theo báo cáo mới, các loại bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng lao cần có ít nhất ba loại thuốc kháng sinh, nhưng chỉ có 7 loại thuốc mới được thử nghiệm lâm sàng. Chẳng bao lâu, nguy cơ thiếu hụt thuốc nghiêm trọng sẽ xảy ra.

Điều tương tự cũng đúng đối với mầm bệnh gram âm, có thể gây ra các ca nhiễm nặng, thường là tử vong ở các bệnh viện và nhà dưỡng lão.

WHO: Thế giới sắp cạn kiệt thuốc kháng sinh

Enterobacteriaceae hay họ Vi khuẩn đường ruột là họ vi khuẩn Gram âm gồm các loài vi khuẩn vô hại, các loài gây bệnh như Salmonella, Escherichia coli, Yersinia pestis, Klebsiella và Shigella

Vi khuẩn Gram âm có thành tế bào phức tạp hơn gram dương, phức tạp hơn trong việc phát triển một loại kháng sinh mới có thể xâm nhập vào thành tế bào Gram âm và ở lại bên trong vi khuẩn.

Rốt cuộc, WHO nhận thấy có quá ít kháng sinh đường uống đang được phát triển.

CNN cho biết, để giải quyết vấn đề, Tổ chức Y tế Thế giới và Sáng kiến về Thuốc, Các bệnh nguy hiểm đã thành tổ chức Quan hệ Đối tác Nghiên cứu và Kháng sinh toàn cầu. Tuy nhiên, chỉ các loại thuốc mới cũng không thể chống được mối đe dọa kháng thuốc kháng sinh. WHO cũng đang nỗ lực cải thiện công tác phòng chống và kiểm soát nhiễm khuẩn trong khi xây dựng hướng dẫn sử dụng kháng sinh hiệu quả. Luôn nhờ các chuyên gia y tế tư vấn trước khi dùng kháng sinh và sau đó phải tuân theo lời khuyên của họ là việc mọi người cần làm.

Theo Bill Hanage, giáo sư dịch tễ học tại Đại học Harvard, báo cáo mới của WHO là một bản tóm tắt tuyệt vời (và rất hữu ích) về tình hình thuốc kháng sinh.

Mặc dù nguy cơ nhiễm trùng kháng thuốc hoàn toàn khá thấp ở Mỹ, nhưng có khoảng 2 triệu người mỗi năm bị nhiễm các loại vi khuẩn khó chữa trị. Và mỗi năm, hơn 20.000 người chết vì những bệnh này. Đơn giản là số lượng các loại thuốc mới được phát triển không đủ, Hanage nói.

Hanage cho biết theo báo cáo, các loại thuốc được sử dụng ở người phải vượt qua 3 thử thách, đó là các thử nghiệm giai đoạn 1, 2 và 3. Các loại thuốc đang được phát triển sẽ chỉ có 14% cơ hội được sử dụng ở người.

Hoàng Lan

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận