Các hệ thống phòng thủ tên lửa chào thua máy bay siêu âm của Trung Quốc?

Các hệ thống phòng thủ tên lửa chào thua máy bay siêu âm của Trung Quốc?

Dẫn nguồn Viện Khí động học vũ trụ Trung Quốc, tờ China Daily cho biết, Bắc Kinh đã phát triển và thử nghiệm thành công chiếc máy bay siêu âm hiện đại có khả năng sử dụng chính sóng xung kích tự mà nó tạo ra, đạt vận tốc đến Mach 6 nhằm thách thức mọi hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nay.

cac he thong phong thu ten lua chao thua may bay sieu am cua trung quoc? hinh anh 1

Máy bay siêu âm Starry Sky 2 có thể đạt đến tốc độ Mach 6.

Viện Khí động học vũ trụ Trung Quốc nói rằng chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của Starry Sky 2 đã được thực hiện vào tuần trước tại một khu vực thử nghiệm không được xác định ở phía Tây Bắc Trung Quốc. Theo viện, cuộc thử nghiệm đã mang lại thành công lớn.

Starry Sky 2 là chiếc máy bay siêu âm có thân hình nêm được thiết kế để cải thiện kỷ lệ nâng-kéo. Nó sử dụng sóng xung kích mà mình tạo ra để làm lực nâng cho máy bay.

Trong thử nghiệm, Starry Sky 2 đã mang theo một tên lửa đẩy nhiên liệu rắn, sau đó tách ra khi hệ thống động cơ đẩy của nó tiếp quản. Trong chuyến bay độc lập, nó có thể duy trì tốc độ cực nhanh trên Mach 5.5 trong hơn 400 giây và đạt Mach 6 (7.344 km/h).

Mỹ đã thử nghiệm một máy bay siêu âm trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2013 để đạt đến tốc độ Mach 6. Được đánh giá là máy bay nhanh nhất từng được chế tạo, tuy nhiên chiếc HTV-2 của Mỹ đã không thể đạt tốc độ kỷ lục Mach 20 (24.480 km/h) trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào tháng 4/2010.

cac he thong phong thu ten lua chao thua may bay sieu am cua trung quoc? hinh anh 2

Cuộc thử nghiệm đã được thực hiện tại một địa điểm giấu tên.

Trong khi đó, máy bay siêu âm nhanh nhất đi vào hoạt động hiện nay là Mikoyan-Gurevich MiG-25 của Nga, đạt tốc độ tối đa 3.470 km/h. Còn máy bay phản lực chở khách có tốc độ nhanh nhất là Boeing 747-400ER, với vận tốc di chuyển khoảng 933 km/h.

Được biết nghiên cứu Starry Sky 2 được tài trợ bởi Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không vũ trụ Trung Quốc nhằm mục đích trình diễn các công nghệ khí động học mới. Họ cho biết quá trình thiết kế Starry Sky 2 mất 3 năm.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận