1.616 mũi tiêm tạo ra "em bé cầu vồng"

1.616 mũi tiêm tạo ra "em bé cầu vồng"

Bảy lần tạo phôi, ba lần sảy thai và 1.616 mũi tiêm kéo dài suốt bốn năm, gia đình O'Neills hạnh phúc chào đón con gái London.

Được bao bọc bởi lớp khăn bảy sắc cầu vồng, bé London say ngủ giữa hình trái tim được xếp từ hàng trăm syringes, tượng trưng cho những mũi tiêm mà mẹ em, Patricia O'Neill trải qua trong thời gian cố gắng thụ thai. Bé gái London O'Neill chào đời ngày 3/8, sau bảy lần tạo phôi, ba lần sảy thai và 1.616 mũi tiêm kéo dài suốt bốn năm.

London nằm giữa hàng trăm ống tiêm
London nằm giữa hàng trăm ống tiêm. (Ảnh: Samantha Packer).

Ban đầu, Patricia cùng người bạn đời là Kimberly O'Neill thực hiện bức ảnh "em bé cầu vồng" như lời nhắc nhở về hành trình sinh con. Thế nhưng, sau khi đăng tải lên mạng xã hội, tấm ảnh đã trở thành biểu tượng hy vọng cho những bố mẹ hiếm muộn.

Chia sẻ với CNN, Patricia cho biết cô và Kimberly gặp nhau khoảng sáu năm trước, khi cùng làm việc tại nhà trẻ. Thời điểm đó, họ đều đã có con riêng với người cũ. Con gái Patricia bảy tuổi còn con trai của Kimberly 14 tuổi. Năm 2014, cặp đôi quyết định sinh con chung và Patricia là người mang thai. Tháng 1/2017, Patricia và Kimberly chính thức nên vợ nên chồng.

Hành trình mang thai của Patricia không hề dễ dàng. "Ban đầu, chúng tôi nghĩ chỉ cần đến phòng khám hiếm muộn là chín tháng sau sẽ có con", người phụ nữ kể. "Thế nhưng, sự thật lại hoàn toàn khác biệt".

Từ ngày quyết có con, gia đình O'Neill bảy lần thất bại trong nước mắt. Patricia mang thai ba lần nhưng không qua được tuần thứ 6, 8 và 11.

Nhận ra điều gì đó không ổn, bác sĩ làm xét nghiệm di truyền và kết luận Patricia bị thiếu yếu tố V Leiden dẫn đến tăng nguy cơ hình thành cục máu đông bất thường. Theo Bệnh viện Mayo, phụ nữ rơi vào tình trạng này rất dễ xuất hiện cục máu đông trong thai kỳ.

Sau khi mất em bé thứ ba, Patricia trở nên tuyệt vọng. "Tôi nghĩ thế là hết. Tôi không thể chịu đựng thêm được nữa", cô nói. "Nhưng với tôi, người luôn ở bên cạnh tôi, nhất quyết không từ bỏ".

Nghe lời Kimberly, Patricia đồng ý sử dụng phôi thai cuối cùng và đặt niềm tin vào bác sĩ John Couvaras, chuyên gia nội tiết - sinh sản với gần 30 năm kinh nghiệm.

"Trường hợp của Patricia rất nguy hiểm vì cô từng thụ tinh trong ống nghiệm và bị sảy thai nhiều lần. Bên cạnh đó, bệnh nhân lại có dấu hiệu dễ sưng tấy, hàm lượng vitamin D thấp và thiếu enzyme", bác sĩ Couvaras nhận định.

Xem xét kỹ lưỡng, bác sĩ Couvaras quyết định tiêm cho Patricia chất làm loãng máu hai lần một ngày để giúp thai nhi lưu thông máu. Ngoài ra, sản phụ không được đi lại hay hoạt động nhiều. Nhằm đảm bảo sức khỏe em bé, cứ hai tuần Patricia lại siêu âm.

Cuối cùng, sau bốn năm vật lộn với bao khó khăn và chi phí, trái ngọt đã đến với gia đình O'Neill. Lúc này, Kimberly nảy ra ý tưởng chụp ảnh bé London giữa đống syringes mà cô tự tay lưu giữ mỗi lần Patricia đi tiêm.

Cặp đôi tìm đến Samantha Packer, tác giả hàng loạt bức ảnh "em bé cầu vồng", những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ từng bị sảy thai, sinh non hoặc có con chết yểu.

Cặp đôi Patricia và Kimberly bên con gái.
Cặp đôi Patricia và Kimberly bên con gái. (Ảnh: CNN).

Buổi chụp hình diễn ra sau khi London tròn một tuần tuổi. Parker dành hơn một tiếng đồng hồ tỉ mỉ xếp kim tiêm thành hình trái tim. Nhìn thấy hình trái tim bằng kim tiêm ấy, Patricia và Kimberly ngay lập tức bật khóc.

Hiện nay, tấm ảnh "em bé cầu vồng" của cặp đôi O'Neill và nữ nhiếp ảnh gia Parker đã thu hút hơn 60.000 lượt chia sẻ. "Bức hình thuật lại cả một hành trình đầy khó khăn, tình yêu với thành quả ngọt ngào là đứa con. Tôi nghĩ đó là lý do nó nhận được sự quan tâm đến vậy", Parker tâm sự.

Patricia thì nhắn nhủ: "Tôi hy vọng các cặp đôi đang nỗ lực sinh con có thể nhìn thấy chút ánh sáng ở cuối đường hầm. Tất cả những gì bạn phải làm là nỗ lực đến được cuối con đường đó".

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận