AI phát hiện bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ chính xác đến 81%

AI phát hiện bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ chính xác đến 81%

Chuyên gia tại Đại học Bắc Carolina vừa phát triển một mô-đun trí thông minh nhân tạo (AI) giúp phát hiện bệnh tự kỷ ở trẻ sơ sinh với độ chính xác 81% so với 50% của phương pháp truyền thống.

Kết quả này đến từ hoạt động nghiên cứu hình ảnh não của trẻ sơ sinh, trong đó tập trung tìm hiểu quá trình phát triển não của những bé mắc bệnh tự kỷ. Bằng cách quét não để xác định 3 yếu tố chính: diện tích bề mặt của não, khối lượng não và giới tính của đứa trẻ (bé trai có nguy cơ mắc tự kỷ cao hơn bé gái). Thời gian theo dõi sẽ từ 6 tháng tuổi, 1 năm tuổi và thời điểm 2 tuổi.

Cứ 10 trẻ mắc bệnh tự kỷ thì có 8 trường hợp công nghệ này có thể phát hiện ra.
Cứ 10 trẻ mắc bệnh tự kỷ thì có 8 trường hợp công nghệ này có thể phát hiện ra.

Tiến sĩ Heather Hazlett – một nhà nghiên cứu tâm lý học và não bộ cho biết: "Trong nghiên cứu trước đây, chúng tôi đã tìm thấy sự gia tăng khối lượng não ở trẻ tự kỷ, có nghĩa là bệnh nhân tự kỷ có bộ não lớn hơn trung bình. Vì vậy, lần này chúng tôi quyết định theo dõi sự thay đổi của não bộ trong 2 năm đầu đời. Thường thì sự thay đổi về khối lượng lớn nhất ở khoảng giữa 1 và 2 tuổi. Đối với sự tăng diện tích bề mặt lại gặp ở thời gian 6-12 tháng tuổi, các nếp nhăn trên não sẽ thấy rõ ở gian đoạn này".

Trẻ tự kỷ có diện tích bề mặt và khối lượng não lớn hơn bình thường.
Trẻ tự kỷ có diện tích bề mặt và khối lượng não lớn hơn bình thường.

Nghiên cứu này hướng tới những biện pháp điều chỉnh sớm các nhu cầu đặc biệt của trẻ em. Cứ 10 trẻ mắc bệnh tự kỷ thì có 8 trường hợp công nghệ này có thể phát hiện ra.

Khó khăn trước mắt là công nghệ này vẫn còn đắt đỏ, chưa thể triển khai rộng rãi và cần thời gian dài theo dõi từng thay đổi. Nhưng nhiều khả năng công cụ này sẽ sớm được hoàn thiện, mở rộng để nhiều người có thể tiếp cận.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận