Đây là nhóm người duy nhất có thể dùng tăm bông để ngoáy tai

Đây là nhóm người duy nhất có thể dùng tăm bông để ngoáy tai

"Nên hay không nên sử dụng ?" - đây là một trong những câu hỏi gây tranh cãi nhất. Người thì bảo không tốt, người quen rồi thì... kệ.

Nhưng nhìn chung, có lẽ nhiều người đã có câu trả lời rồi. Đáp án là không nên! Vì dù đem lại cảm giác rất thư thái và sạch sẽ, nhưng việc làm ấy đem lại nhiều tác hại hơn chúng ta tưởng.

Ráy tai  không hề bẩn.
Ráy tai không hề bẩn.

Trên thực tế, ráy tai không hề bẩn. Trong bản hướng dẫn vệ sinh tai chính thức năm 2017 của Viện Tai mũi họng Hoa Kỳ (AAO) có nêu rõ: "Các loại ráy tai không gây hại hoặc gây nghẽn ống tai thì nên để mặc chúng". Nghĩa là không dùng nến xông tai, không xịt nước rửa, và càng không dùng bông tăm.

Theo bác sĩ Mark Vaughan, các loại bông ngoáy tai hầu hết đều quá lớn để có thể thực sự loại bỏ ráy tai, mà thay vào đó đẩy nó vào sâu hơn, vô tình bít ống tai lại. Bản thân ráy tai lại có vai trò rất quan trọng là giữ lại bụi bẩn, ngăn chúng lọt vào quá sâu.

Ngoài ra, tai cũng có cơ chế tự làm sạch. Thông qua các hành động thường ngày như nhai, nói... và lượng da chết sản sinh, ráy tai sẽ dần bong ra và rời khỏi cơ thể khi chúng ta đi tắm.

Tuy nhiên, vẫn có ngoại lệ

Đối với những người cơ chế tự lành sạch bị lỗi, bạn có thể sử dụng bông ngoáy tai, nhưng ít thôi.

10% trẻ em, 5% người trưởng thành và tới 33% người già - ở những người này, cơ chế tự làm sạch bị lỗi, khiến cho ống tai ngày càng bị bít đặc. Các triệu chứng cần phải chú ý là ù tai, đau tai, ngứa, cảm thấy ong ong trong tai, tai bốc mùi...

Nếu có những triệu chứng như vậy, bạn có thể "tạm" sử dụng bông ngoáy tai để làm dịu bớt tình hình. Nhưng ngay sau đó, việc nên làm là tìm đến một trung tâm y tế tin cậy để nhận được chẩn đoán chính xác nhất.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận