Khoa học chứng minh: Vợ hay cằn nhằn chồng sẽ chết sớm

Khoa học chứng minh: Vợ hay cằn nhằn chồng sẽ chết sớm

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Copenhagen, Đan Mạch cho thấy chồng nghe vợ cằn nhằn quá nhiều có tỷ lệ tử vong cao hơn từ 50 - 100% so với những gia đình yên ổn, điều này càng nguy hiểm hơn với đàn ông thất nghiệp hoặc có việc làm không ổn định.

Tranh cãi là điều thường diễn ra trong những gia đình đặc biệt là ở các hộ gia đình với cặp vợ chồng mới cưới. Mặc dù vậy, các ông chồng hãy cẩn thận vì khoa học cho thấy nghe vợ cằn nhằn quá nhiều đôi khi làm giảm tuổi thọ của người chồng.

Đặc biệt hơn nữa, nếu người chồng này thất nghiệp hoặc có công việc không ổn định, hiệu ứng trên càng rõ rệt hơn.

Vợ chồng hòa thuận thì việc gì cũng có thể làm được.
Vợ chồng hòa thuận thì việc gì cũng có thể làm được.

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Epidemiology & Community Health chỉ ra, họ thống kê 10.000 nam giới và phụ nữ Đan Mạch với độ tuổi từ 36 tới 52.

Câu hỏi chung được đặt ra là về mối liên kết thông thường giữa hai vợ chồng "trong cuộc sống hàng ngày, ai là người tạo ra nhiều áp lực nhất cho bạn?" "ai là người luôn đòi hỏi quá nhiều tới mức làm bạn khó chịu?".

Các nhà nghiên cứu sau đó phát cho những người tham gia một mảnh giấy để tick vào các ô bao gồm bạn bè, hàng xóm, vợ/chồng, họ hàng hoặc con cái.

9% người tham gia cho rằng vợ hay chồng của họ đòi hỏi quá nhiều, 10% nghĩ rằng vấn đề tới từ con cái, 6% tới từ gia đình và chỉ 2% tới từ bạn bè. Với câu hỏi còn lại, 6% người tham gia luôn cãi cọ với vợ/chồng, 6% cái nhau với con cái, 2% với gia đình và chỉ 1% với bạn bè.

Đàn ông rất dễ bị trầm cảm, áp lực từ những lời cằn nhằn phía người vợ.
Đàn ông rất dễ bị trầm cảm, áp lực từ những lời cằn nhằn phía người vợ.

Nhóm nghiên cứu tiếp tục theo dõi những người tham gia thêm 11 năm nữa, trong số này có 4% phụ nữ và 6% nam giới qua đời, đa phần là do ung thư, còn lại tới từ những vấn đề sức khoẻ hoặc tai nạn. Sau đó họ tiếp tục thống kê những chỉ số liên quan tới giới, tình trạng hôn nhân, tình trạng sức khoẻ, tinh thần, trợ giúp cảm xúc từ bên ngoài...

Các nhà khoa học thấy rằng những người bị đòi hỏi quá nhiều, hay phải nghe lời cằn nhằn từ vợ, chồng hoặc con cái có tỷ lệ tử vong cao hơn từ 50 -100% so với những người không có vấn đề gì.

Những người bị đòi hỏi quá nhiều có tỷ lệ tử vong cao hơn so với những người ít phải nghe cằn nhằn.
Những người bị đòi hỏi quá nhiều có tỷ lệ tử vong cao hơn so với những người ít phải nghe cằn nhằn.

Các nhà nghiên cứu Rikke Lund, Ulla Christensen, Charlotte Juul Nilsson, Margit Kriegbaum và Naja Hulvej Rod tới từ trường Đại học Copenhagen, Đan Mạch phát biểu: "Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận ra rằng đàn ông rất dễ bị trầm cảm, áp lực từ những lời cằn nhằn phía người vợ, trong khi đó những người vợ lại gặp phải rắc rối từ họ hàng, con cái nhiều hơn".

Bổ sung thêm cho luận điểm trên, nhóm nghiên cứu cho rằng có rất nhiều phát hiện trước đó cho thấy đàn ông gặp phải stress sẽ sản sinh ra lượng cortisol lớn, từ đó làm ảnh hưởng tới sức khoẻ. Và chỉ có những người gần nhất trong gia đình như vợ hay con cái mới tạo cho đàn ông nhiều stress tới vậy, hàng xóm; công việc hay họ hàng không phải là thứ khiến đàn ông bận tâm quá nhiều.

Điều này còn thậm tệ hơn với những người đàn ông không có công việc ổn định hoặc thất nghiệp. Nhóm nghiên cứu cho rằng họ dễ gặp phải cằn nhằn từ vợ hơn (tất nhiên rồi) và khả năng chống chọi lại stress của họ không tốt như những người giàu có, có việc làm. Lý do vì họ có quá ít tài nguyên, quan hệ để xử lý khủng hoảng bên trong.

Điều này còn thậm tệ hơn với những người đàn ông không có công việc ổn định hoặc thất nghiệp.
Điều này còn thậm tệ hơn với những người đàn ông không có công việc ổn định hoặc thất nghiệp.

Mặc dù vậy, nhóm nghiên cứu cho hay thống kê trên chỉ có tính chất tham khảo vì nó phụ thuộc nhiều vào các yếu tố xung quanh.

Thế nhưng, họ cũng khuyên các cặp vợ chồng nên xây dựng mối quan hệ lành mạnh, tìm ra phương pháp giải quyết xung đột để giữ gia đình êm ấm, tuổi thọ kéo dài.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận