10 năm sau WTO: Lực đỡ từ nước ngoài

10 năm sau WTO: Lực đỡ từ nước ngoài

10 năm sau WTO: Lực đỡ từ nước ngoài

Năm 2017 đánh dấu 10 năm Việt Nam gia nhập WTO. Nhìn lại chặng đường một thập kỷ qua, ông Pascal Lamy, cựu Tổng giám đốc WTO nhận định, Việt Nam đã đạt những thành công trong tiến trình hội nhập và khai thác được nhiều lợi thế so sánh. Nhờ đó,Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân cao , đạt tốc độ hiện đại hóa nhanh chóng và nhận được nguồn vốn lớn từ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Theo thống kê từ Tổng cục Hải Quan, chỉ sau 10 năm gia nhập WTO, vốn FDI vào Việt Nam đã tăng rất mạnh, từ con số 10 tỉ USD năm 2006 đã nhảy vọt lên 64 tỉ USD vào năm 2008 và hiện đạt gần 300 tỉ USD lượng vốn FDI đăng ký. Tính ra, Việt Nam đã và đang thu hút hơn 22.000 dự án FDI. Trong đó, nhiều tập đoàn sản xuất hàng đầu thế giới như  Samsung, LG, Toyota, Honda, Canon… chọn Việt Nam làm điểm đến quan trọng.

Không chỉ thu hút nguồn vốn FDI, gia nhập WTO còn mở ra những cánh cửa lớn để Việt Nam bước vào sân chơi toàn cầu. Tính đến nay, đã có 12 FTA đa phương và song phương giữa Việt Nam và các nước được chính thức ký kết hoặc kết thúc đàm phán. Chưa kể, Việt Nam còn đang tiếp tục đàm phán thêm 4 FTA khác, trong đó RCEP được dự đoán là một FTA thế kỷ.

Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải thay đổi. Để huy động vốn, mở rộng kinh doanh, quảng bá thương hiệu và nâng cao uy tín, các doanh nghiệp tìm cách lên sàn. Từ chỗ chỉ hơn 100 công ty (cuối năm 2016), đến nay số lượng công ty niêm yết chứng khoán đã gấp gần 10 lần. Đặc biệt, để có được những cam kết hậu thuẫn bền chặt hơn trong vấn đề vốn, kỹ thuật, công nghệ, quản trị, tìm kiếm thị trường mới.., các công ty còn tìm cách bắt tay với nhiều đối tác nước ngoài. Hàng tỉ USD từ các công ty, tổ chức, quỹ đầu tư nước ngoài đã rót vào doanh nghiệp Việt Nam qua con đường mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) hoặc đầu tư nắm giữ cổ phiếu trên sàn (vốn FII).

Thực tế, nguồn lực nước ngoài đã góp phần đáng kể cho đà cất cánh ở nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Trường hợp ở Thế Giới Di Động là điển hình. Sự xuất hiện của Mekong Capital sau 7 năm (2007-2013), với vai trò cổ đông nắm hơn 32% vốn điều lệ cũng đã góp phần giúp Thế Giới Di Động đạt tăng trưởng nhảy vọt, từ 7 cửa hàng ban đầu lên hơn 1000 cửa hàng và hiện trở thành nhà bán lẻ thiết bị di động lớn nhất Việt Nam, nắm giữ 39% thị phần.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận