Bất cập chính sách thuế, doanh nghiệp nội dung số Việt chạy ra nước ngoài

Bất cập chính sách thuế, doanh nghiệp nội dung số Việt chạy ra nước ngoài

Bất cập chính sách thuế, doanh nghiệp nội dung số Việt chạy ra nước ngoài

Chính sách thuế giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cung cấp dịch vụ số tại Việt Nam đang có bất cập. Ảnh: Internet

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, dự kiến ngày 4/12, Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ sẽ tổ chức hội nghị đối thoại với doanh nghiệp.

Trước hội nghị, Ban IV đã tổng hợp các kiến nghị về các rào cản về mặt chính sách và thực thi chính sách, pháp luật gây vướng mắc cho doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, du lịch, kinh tế số và khởi nghiệp sáng tạo.

Trong lĩnh vực kinh tế số, Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, quá trình hình thành nền kinh tế số cũng như phát triển các SmartCity (thành phố thông minh) ở Việt Nam, quá trình khuyến khích đổi mới sáng tạo để thúc đẩy sự chuyển dịch của nền kinh tế còn nhiều thách thức, chưa hội tụ các điều kiện thuận lợi cần thiết.

Doanh nghiệp CNTT vẫn gặp sự phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Doanh nghiệp còn gặp khó khăn về quy trình, thủ tục và cách thức định giá sản phẩm công nghệ thông tin tại Nghị định 102/2009/NĐ-CP về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; gặp rào cản về đầu tư do quy định về phí viễn thông công ích tại Thông tư 57/2016/TT-BTC.

Cùng đó, chính sách thuế với doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cung cấp dịch vụ số tại Việt Nam đang có bất cập.

Ví dụ, theo Ban Nghiên cứu, trong khi các đơn vị cung cấp dịch vụ qua biên giới chỉ phải trả thuế nhà thầu là 5% thì doanh nghiệp Việt Nam cung cấp dịch vụ tương tự không những phải trả thuế VAT, thuế người dùng mà còn phải trả 25% thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp Việt mở công ty ở ngoài Việt Nam để tối ưu thuế.

Cũng theo Ban IV, chủ trương thúc đẩy giao dịch điện tử hiện không đi kèm với phát triển hạ tầng số.

Chẳng hạn khi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, theo quy định, các khách hàng phải kí và nhận 1 biên lai giấy và bộ hợp đồng. Chứng từ giấy này thực tế rất ít giá trị sử dụng sau đó nhưng đơn vị cung ứng dịch vụ phải lưu hàng triệu bản giấy và chi phí thuê kho lưu giấy rất cao trong 10 năm.

Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân gồm có 6 thành viên, do Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam Trương Gia Bình làm Trưởng ban.

Ban chủ trì nghiên cứu và tư vấn, đề xuất việc cải cách cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân gắn với các mục tiêu kinh tế quốc gia; chủ động thiết lập bộ máy giúp việc, huy động nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận