Blockchain giúp bảo mật các giao dịch tài chính ở mức cao

Blockchain giúp bảo mật các giao dịch tài chính ở mức cao

Blockchain giúp bảo mật các giao dịch tài chính ở mức cao

Công nghệ Blockchain đang ngày càng phát triển

Trao đổi tại hội thảo những thách thức của khoa học, CNTT, cách mạng 4.0 và Blockchain đến ngành tài chính – kế toán ngày 14/11, ông David Lyford-Smith đến từ Ban CNTT, Viện Kế toán Công chứng Vương quốc Anh và xứ Wales cho rằng Blockchain (công nghệ được biết đến phổ biến hiện nay với đồng tiền số như Bitcoin) sẽ là tương lai của ngành kế toán – tài chính do đem lại những lợi ích, sự chắc chắn hơn trong các giao dịch.

Cụ thể, công nghệ Blockchain đang được giới công nghệ tài chính nhắc đến với thuật toán phức tạp, bảo mật cao, cho phép vô hiệu hóa việc can thiệp sửa đổi dữ liệu.

Blockchain giúp làm giảm phần lớn khả năng xảy ra sai sót khi đối chiếu các thông tin phức tạp, khác biệt từ nhiều nguồn khác nhau.

Một số ứng dụng của công nghệ Blockchain trong ngành kế toán - kiểm toán đang được biết đến như là bằng chứng kiểm toán có thể theo dõi, kiểm toán tự động, xác thực giao dịch, theo dõi quyền sở hữu tài sản, xử lý hợp đồng thông minh…

Ví dụ về hợp đồng thông minh, có thể hiểu như trường hợp một chiếc máy bán nước tự động, người dùng chỉ cần thả Bitcoin vào máy bán nước tự động (nền tảng Blockchain) thì món hàng được yêu cầu sẽ được chuyển trực tiếp vào tài khoản của người dùng.

Ông David Lyford-Smith cũng cho hay, công nghệ Blockchain đang được ứng dụng trong đăng ký sử dụng đất (các dự án tại Thụy Điển, Dubai…); các hãng như Maersk, Guartime, Microsoft đã hợp tác để theo dõi bảo hiểm vận chuyển trên Blockchain.

Trong đó, Bitcoin (đồng tiền số đang được nhiều người biết đến và làm mưa làm gió trong thời gian gần đây) là ví dụ điển hình về công nghệ Blockchain. Bitcoin mang tính phân quyền cao, không chịu sự kiểm soát, tác động của bất kỳ công ty hay chính phủ nào.

Blockchain loại bỏ yêu cầu sử dụng của một tổ chức trung gian, góp phần đẩy nhanh tốc độ thanh toán, hạ thấp chi phí trong các giao dịch.

Trao đổi thêm, ông David Lyford-Smith cho rằng hiện nay sự tác động của công nghệ Blockchain vào hoạt động kế toán, tài chính chưa thực sự rõ ràng, tuy nhiên về lâu dài công nghệ này sẽ gây ảnh hưởng lớn hơn, các doanh nghiệp, tổ chức cần nắm bắt được xu thế phát triển.

“Tín hiệu khả quan là hiện nay nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính ngày càng cởi mở hơn đối với Blockchain, đón nhận công nghệ mới này để bắt kịp xu thế phát triển, đảm bảo tính bảo mật cao cho các giao dịch”, ông David Lyford-Smith cho hay.

Khái niệm Bitcoin và Blockchain xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm 2008, được coi như một hệ thống tiền mặt đồng cấp cho phép theo dõi đồng tiền bằng hệ thống. Tất cả các giao dịch được công khai nhưng danh tính của người thực hiện không được công khai. Đến nay, mạng lưới này đã phát triển tới mức đạt giá trị trên 100 tỷ USD.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận