Các ngân hàng chậm ứng dụng công nghệ sẽ bị tụt hậu, biến mất khỏi thị trường

Các ngân hàng chậm ứng dụng công nghệ sẽ bị tụt hậu, biến mất khỏi thị trường

Các ngân hàng chậm ứng dụng công nghệ sẽ bị tụt hậu, biến mất khỏi thị trường

Các ngân hàng cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để tăng năng lực cạnh tranh, thu hút khách hàng

Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện nay việc kinh doanh đã trở nên khó khăn hơn bao giờ hết đối với các ngân hàng. Theo hãng tư vấn McKinsey, hầu hết các ngân hàng hiện nay chỉ đạt được tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu trong khoảng 9 - 10%.

Đây là một tin xấu đối với các ngân hàng, trong bối cảnh đó, các ngân hàng phải đối mặt với sự cạnh tranh từ làn sóng Fintech, các công ty nền tảng (platform company).

Các công ty này trở thành một hiện tượng và phát triển đáng kể ở Việt Nam, nơi dân số ngày càng có hiểu biết về công nghệ, nhu cầu chuyển từ thanh toán tiền mặt truyền thống sang các hình thức thanh toán trực tuyến đang thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ thanh toán tốc độ, hiệu quả và tiết kiệm.

Nếu các ngân hàng không hành động ngay, sự cạnh tranh từ các công ty nền tảng này có thể làm giảm tỷ suất lợi nhuận của họ xuống chỉ còn 5%.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với ICTnews, ông Likhit Wagle, Giám đốc Khối Thị trường Tài chính và Ngân hàng, IBM Châu Á - Thái Bình Dương nhận định: hiện nay có 4 công nghệ đang tác động rất lớn đến hệ thống ngân hàng, tài chính đó là trí tuệ nhân tạo, Blockchain, IoT và điện toán đám mây.

Trong bối cảnh cạnh tranh, các ngân hàng cần nhanh chóng thích ứng, cung cấp các dịch vụ tiện ích bên ngoài bên cạnh những dịch vụ truyền thống. Ví dụ như dịch vụ cho vay mua nhà có thể đi kèm tư vấn về trường học, hệ thống tiện ích xung quanh…

“Phải xem xét đến các dịch vụ ngoài ngân hàng để tạo sự hấp dẫn, thu hút khách”, ông Likhit Wagle nói.

Các ngân hàng chậm ứng dụng công nghệ sẽ bị tụt hậu, biến mất khỏi thị trường

Ông Likhit Wagle, Giám đốc Khối Thị trường Tài chính và Ngân hàng, IBM Châu Á - Thái Bình Dương

Tuy nhiên trước hết, tiện ích thuận lợi cho khách hàng được thể hiện ở ngay việc thúc đẩy tốc độ thẩm định, giải ngân cho vay thay vì phải chờ nhiều tuần.

Nhận định chung về sự chuyển đổi, ứng dụng công nghệ của các ngân hàng, ông Likhit Wagle cho rằng tại Việt Nam, Ấn Độ…, các ngân hàng cũng đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ, cung cấp dịch vụ tức thời, có khả năng tự động hóa toàn bộ quy trình, giúp giao dịch đơn giản và nhanh chóng.

“Ví dụ khách hàng tại Ấn Độ hiện có thể dùng smartphone để vay mua ô tô, mua nhà. Để làm được điều đó, quy trình làm việc của ngân hàng phải thay đổi. Thay vì phải dùng văn bản để ký kết truyền thống thì có thể dùng smartphone chụp, thực hiện giao dịch qua chữ ký số giúp rút ngắn thời gian”, ông Likhit Wagle nêu ví dụ.

Việc ứng dụng công nghệ dữ liệu lớn, điện toán đám mây, đơn giản hóa quy trình làm việc, tự động hóa quy trình có thể tiết kiệm tới 40% chi phí cho các ngân hàng so với truyền thống, từ đó thúc đẩy năng lực cạnh tranh.

“Các ngân hàng không có sự thay đổi kịp thời thì sẽ tụt hậu, thậm chí biến mất trên thị trường. Sự cạnh tranh khốc liệt sẽ đến từ chính các công ty như Alibaba hay Amazone chứ không chỉ phải là từ các đối thủ ngân hàng hay công ty fintech”, ông Likhit Wagle nói.

Bên cạnh đó, cần có sự hợp tác mạnh mẽ giữa công ty Fintech và ngân hàng, giúp các ngân hàng có tính cạnh tranh mạnh mẽ hơn, sáng tạo hơn từ chính các sản phẩm của công ty Fintech. Các ngân hàng không thể coi Fintech là đối thủ mà chính là đối tác giúp thúc đẩy sự hợp tác.

Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của lĩnh vực Fintech, công nghệ mới tại Việt Nam ở khía cạnh thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong ngành ngân hàng tài chính, thời gian qua, Ban Chỉ đạo Fintech Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã xác định một số trọng tâm của lĩnh vực Fintech cần được ưu tiên nghiên cứu chuyên sâu.

Cụ thể đó là các giải pháp thanh toán sáng tạo, công nghệ chuỗi khối - Blockchain, cho vay ngang hàng trên nền tảng công nghệ thông tin, chia sẻ dữ liệu qua giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API) và định danh khách hàng điện tử (e-ID/e-KYC)... nhằm nắm bắt thông tin thực tiễn để phân tích, đánh giá tiềm năng phát triển, sự phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức ngân hàng, tài chính.

Việc đổi mới,s áng tạo trong ứng dụng công nghệ sẽ giúp các ngân hàng, tổ chức tài chính tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và nhân lực, giúp khách hàng có trải nghiệm người dùng tốt hơn đối với dịch vụ ngân hàng.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận