Cảnh báo loạt rủi ro khi tham gia giao dịch tiền ảo theo mô hình đa cấp

Cảnh báo loạt rủi ro khi tham gia giao dịch tiền ảo theo mô hình đa cấp

Cảnh báo loạt rủi ro khi tham gia giao dịch tiền ảo theo mô hình đa cấp

Tiền ảo đang khiến cho nhiều nhà đầu tư trong nước khốn đốn

Trong thời gian qua, hiện tượng kinh doanh đa cấp biến tướng để cung cấp dịch vụ, giao dịch tiền ảo, huy động tài chính nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người tham gia diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nghiêm trọng cho những người tham gia.

Có thể kể đến hồi tháng 4/2018, xảy ra vụ việc hơn 32.000 người tố công ty Modern Tech đứng sau dự án phát hành tiền ảo iFan và Pincoin lừa đảo 15.000 tỷ đồng.

Với những lời hứa hẹn lãi suất 48%/tháng và hồi vốn trong tối đa 4 tháng, dự án phát hành tiền ảo này đã khiến hàng chục nghìn người mắc lừa, đòi lại tiền đã đầu tư trong vô vọng.

Mới đây là vụ Tổng Giám đốc công ty Sky Mining Lê Minh Tâm bỏ trốn, doanh nghiệp đóng cửa, hàng chục triệu USD tài sản biến mất (có thông tin ước tính cả số tiền các nhà đầu tư đổ vào lên tới khoảng 800 tỷ đồng) khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng bị mất hàng tỷ đồng đã đầu tư vào đây.

Trong khi đó, liên tiếp trong thời gian qua, các cơ quan chức năng đã lên tiếng cảnh báo nhà đầu tư cần rất cẩn trọng với các giao dịch liên quan đến tiền ảo, hình thức đầu tư giống như với iFan, Sky Mining.

Về bản chất của hoạt động này, người đầu tư bỏ một khoản tiền để tham gia hệ thống và sở hữu đồng tiền ảo, sau đó phải tuyển dụng người đầu tư mới đặt ở tuyến dưới của mình để được hưởng các khoản hoa hồng, tiền thưởng.

Khi người đầu tư đã nộp tiền để tham gia hệ thống và sở hữu đồng tiền ảo thì thông thường sẽ rất khó để rút tiền ra khỏi hệ thống (hoặc mỗi ngày chỉ được rút một lượng tiền rất nhỏ trên tổng số tiền đầu tư vào hệ thống).

Các hoạt động mua bán tiền ảo thường được thực hiện và giao dịch trên trang tin điện tử với máy chủ đặt tại nước ngoài.

Việc tham gia hoạt động kinh doanh này tiểm ẩn nhiều rủi ro do các cá nhân, tổ chức là chủ của hệ thống có thể dễ dàng sử dụng, chiếm đoạt các nguồn tài chính của nhà đầu tư mà không có bất cứ sự ràng buộc nào giữa hai bên. Cá nhân, tổ chức là chủ của hệ thống có thể đánh sập hệ thống, xóa các dữ liệu về người đầu tư và biến mất bất cứ lúc nào.

Theo quy định hiện hành, các loại tiền ảo và hình thức tương tự không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Do đó, trường hợp xảy ra tranh chấp, người đầu tư sẽ không có cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mình.

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã từng lên tiếng cảnh báo trong nhiều trường hợp, các dự án này chỉ là vỏ bọc để che đậy hoạt động huy động tiền. Bản chất của hoạt động này vẫn là lấy tiền của người vào mạng lưới sau trả cho người vào mạng lưới trước. Khi không còn người đóng tiền vào hệ thống thì hệ thống sẽ sụp đổ và người tham gia sẽ rất khó lấy lại số tiền đã đầu tư.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận