Cha đẻ của Polar Codes cho 5G được vinh danh tại Trung Quốc

Cha đẻ của Polar Codes cho 5G được vinh danh tại Trung Quốc

Tiến sĩ Erdal Arikan (Thổ Nhĩ Kỳ) được vinh danh cùng hơn 100 nhà khoa học và kỹ sư của Huawei, những người đang nghiên cứu các tiêu chuẩn và nghiên cứu cơ bản.

Khi 5G còn ở "thời tương lai", tài liệu về công nghệ giao diện vô tuyến mã cực mà Giáo sư Arikan xuất bản năm 2008 đã xác định một phương pháp hoàn toàn mới để tối đa hóa tốc độ và độ tin cậy của việc truyền dữ liệu. Polar codes là cơ chế mã hóa kênh đầu tiên trên thế giới đưa chúng ta đạt đến ngưỡng giới hạn của Shannon, hoặc tốc độ tối đa mà dữ liệu có thể được gửi đi với sai số 0 ở một băng thông cụ thể. Mã cực cải thiện đáng kể hiệu suất mã hóa cho 5G. Đồng thời, chúng làm giảm sự phức tạp trong việc thiết kế và đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Năm 2010, Huawei nhận thấy tiềm năng của các mã cực trong việc tối ưu hóa công nghệ mã hóa kênh, nên đã đầu tư nghiên cứu sâu hơn để xây dựng trên công trình của Giáo sư Arikan. Qua nhiều năm nỗ lực tập trung, công ty đã đạt được nhiều đột phá trong công nghệ mã cực lõi, giúp các mã cực vượt ra ngoài lĩnh vực nghiên cứu học thuật để được đưa vào các sản phẩm, giải pháp của mình.

Năm 2016, 3GPP (cơ quan tiêu chuẩn quốc tế chịu trách nhiệm về các tiêu chuẩn 5G) đã phê duyệt polar codes là cơ chế mã hóa chính thức cho các kênh điều khiển của giao diện 5G New Radio (NR) eMBB.

Huawei, R&D, 5G, công nghệ 5G NR, Polar Codes,
Ông Nhiệm Chính Phi (Ren Zhengfei) - nhà sáng lập Huawei - đã trao huy chương cho Giáo sư Arikan

Ông Eric Xu - Chủ tịch luân phiên của Huawei - khẳng định: "Tiêu chuẩn 5G là kết quả của một nỗ lực toàn cầu để thúc đẩy tiến bộ trong nghiên cứu cơ bản và công nghệ truyền thông không dây. Để đạt được tiêu chuẩn này, phải mất hơn 10 năm làm việc chăm chỉ từ hàng chục ngàn nhà khoa học và các kỹ sư, cùng với hàng chục công ty trên khắp thế giới. Chúng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình đến Giáo sư Arikan, cũng như các đồng nghiệp của ông trong học viện, các nhà khoa học và các nhân viên của Huawei, những người đã đóng góp tất cả cho 5G".

Cũng trong sự kiện này, Huawei cũng vinh danh hơn 100 nhà khoa học của công ty cho công việc nghiên cứu cơ bản và xây dựng các tiêu chuẩn của họ, đặc biệt là những nghiên cứu trong 5G New Radio và 8 sáng kiến đột phá khác, bao gồm các dạng sóng mới và các cơ chế mã hóa mới. Các nhà khoa học này đã phối hợp chặt chẽ với các đối tác trong ngành để xác minh các công nghệ chủ chốt và thúc đẩy quá trình tiêu chuẩn hóa, đóng góp quan trọng vào các tiêu chuẩn 5G Release 15 của 3GPP.

Nhờ đó, Huawei là công ty đầu tiên trên thế giới hoàn thành thử nghiệm 5G cho tất cả các giai đoạn phát triển IMT-2020 (một tầm nhìn chung được thiết lập bởi Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), cho sự phát triển mạng di động đến năm 2020), với các kết quả vượt xa các chỉ số chính cho cả ba kịch bản sử dụng 5G do ITU tế xác định - Băng thông rộng di động nâng cao (eMBB), Truyền thông cực kỳ tin cậy và độ trễ thấp (URLLC), và Truyền thông Machine-Type phổ quát (mMTC).

Đại diện Huawei cho biết, công ty đặt mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái 5G mạnh mẽ cùng với những đối tượng khác trong ngành. Đầu tư mạnh mẽ cho R&D đã trở thành một trọng tâm cốt lõi của Huawei trong nhiều năm qua, với tổng mức đầu tư gần 400 tỷ CNY cho R&D trong một thập kỷ vừa qua. Trong tương lai, Huawei sẽ tăng cường đầu tư cho nghiên cứu cơ bản, nâng từ 20% lên 30% trong tỷ trọng ngân sách R&D thường niên 15-20 tỷ USD chỉ cho nghiên cứu cơ bản.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận