Chủ tịch Asanzo: Khi khởi nghiệp, hãy tập trung vào một sản phẩm, một thị trường duy nhất!

Chủ tịch Asanzo: Khi khởi nghiệp, hãy tập trung vào một sản phẩm, một thị trường duy nhất!

Chủ tịch Asanzo: Khi khởi nghiệp, hãy tập trung vào một sản phẩm, một thị trường duy nhất!

Phạm Văn Tam – chủ tịch Công ty cổ phần điện tử Asanzo, được biết đến như một "hiện tượng" khởi nghiệp khi đã đưa tivi "made in Vietnam" tăng trưởng ấn tượng trên thị trường có quá nhiều đối thủ ngoại tầm cỡ, đặc biệt là khu vực nông thôn.

Khâm phục hơn, anh Tam chỉ mới học hết phổ thông rồi lập nghiệp, không được đào tạo bài bản, doanh nhân này thu lượm kiến thức kinh doanh và quản trị từ chính những thất bại của mình.

- Chào anh Tam. Được xem là hiện tượng trong giới khởi nghiệp khi thương hiệu Asanzo chỉ mới có mặt trên thị trường hơn 3 năm nhưng đã đạt mức tăng trưởng ấn tượng với doanh thu năm 2016 đạt 2500 tỷ đồng, bí quyết của anh là gì?

- “Thất bại là mẹ thành công”, mọi người thường chỉ thấy đứa trẻ thành công mà ít ai biết được hình ảnh của người mẹ thất bại. 3 năm tăng trưởng của Asanzo là kết quả của gần 20 năm với đủ va vấp, sai lầm, thất bại và làm lại từ đầu của tôi.

Những ngày đầu kinh doanh, tôi hoàn toàn không hề nghĩ đến những điều to lớn, thậm chí chỉ mong ước có được nhà để ở đã đủ vui. Mục tiêu lúc bấy giờ chỉ là phải kiếm đủ tiền để trụ lại Sài Thành. Rời xa quê hương lập nghiệp, tôi không thể trở về tay trắng.

Luôn phải thực tế, chấp nhận vấp ngã để học hỏi và không được bỏ cuộc. Đó là những gì cơ bản nhất đã giúp tôi tồn tại và phát triển đến ngày nay.

- Khó khăn là thế vậy tại sao ở Việt Nam startup vẫn cứ phát triển mạnh mẽ trong giới trẻ hiện nay. Anh nghĩ sao về điều này?

- Đây là tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế, đặc biệt khi Chính phủ đang khuyến khích phát triển nền kinh tế tư nhân. Tôi quan niệm “càng đông càng vui”, càng có nhiều doanh nghiệp mới ra đời thì thị trường càng sôi động, phát triển và mang đến nhiều giá trị tốt đẹp hơn cho xã hội.

Tuy nhiên, theo tôi có đến hơn 90% startup hiện nay đang đi chệch hướng, nặng về lý thuyết, coi trọng hình thức mà thiếu kinh nghiệm thực tế dẫn tới thất bại.

Nhiều bạn trẻ đang khởi nghiệp theo phong trào mà không có định hướng rõ ràng và sự đầu tư nghiêm túc về trí tuệ, năng lực và tinh thần cần phải có của một người làm kinh doanh.

- Đâu là những nguyên nhân chính của vấn đề này và cách giải quyết của riêng anh là gì?

- Thứ nhất, các bạn đang cố gồng mình trở thành những Jack Ma, Bill Gates hay Mark Zuckerberg… những vĩ nhân trong hàng tỷ người mới có một.

Đây là một sai lầm rất phổ biến của người khởi nghiệp. Sao chép các mô hình thành công không bao giờ dễ dàng, đặc biệt với những “quái kiệt” hàng đầu thế giới trong hàng tỷ người mới có một. Xác xuất để được như họ có thể nói còn khó hơn cả việc thắng xổ số.

Tôi nghĩ các bạn nên tỉnh táo, thay vì rập khuôn máy móc những mô thức thành công không phù hợp, hãy phát huy năng lực bản thân kết hợp với thế mạnh của địa phương để giải quyết những vấn đề, nhu cầu mà xã hội thực sự cần.

Thứ hai là việc hiểu sai vai trò của công nghệ. Chúng ta đang xem công nghệ như một thứ “lên đời” về trí tuệ, bước tiến mới của nhân loại mà bỏ qua nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng.

Mục đích số một của việc áp dụng công nghệ là phải giúp tiết kiệm thời gian, giảm chi phí sản xuất, quản lý và vận hành cho doanh nghiệp từ đó nâng cao hiệu suất, đồng thời đem lại sự tiện lợi cho người khách hàng.

Khi mới thành lập Asanzo, tôi dám đầu tư hơn 600 triệu, dù ban đầu chưa mạnh dạn lắm cho tổng đài bảo hành điện tử nhằm tiết kiệm chi phí in ấn cũng như giúp người mua không nơm nớp lo sợ phiếu bảo hành bị thất lạc.

Ngoài ra, chúng tôi cũng dễ dàng thông báo đến với khách hàng các thông tin về sản phẩm mới, chương trình khuyến mại thông qua dữ liệu họ đã cung cấp từ trước, rất tiện lợi, tiết kiệm và hiệu quả.

Thứ 3, không phải lúc nào cũng nên “bỏ trứng vào nhiều rổ”. Khi khởi nghiệp, hãy tập trung vào một sản phẩm, một thị trường duy nhất.

Rất nhiều nhà sản xuất thường mắc phải sai lầm dàn trải thiếu tập trung. Họ sử dụng tư duy bỏ trứng vào nhiều rổ, đa dạng hóa mặt hàng, theo chân các thương hiệu mạnh, trải rộng phạm vi phân phối ra khắp nơi, thậm chí có doanh nghiệp đi cả 63 tỉnh thành để tạo độ phủ.

Điều này khiến mọi chi phí từ quản lý, tiếp thị, vận chuyển, chăm sóc đều tăng cao, nhưng hiệu quả rất thấp vì lượng hàng hóa bị chia nhỏ không đủ sức chiến thắng ở bất cứ thị trường nào, khả năng thu hồi vốn chậm, thất thoát cao.

Khi khởi nghiệp, tôi cũng từng vấp phải sai lầm này và nhanh chóng thay đổi. Từ vài chục đại lý nhỏ, tôi tập trung sản phẩm vào một đại lý lớn, chăm sóc và hỗ trợ tối đa để họ yên tâm phân phối sản phẩm của mình.

Chi phí quản lý thấp, bộ máy vận hành gọn nhẹ giúp tôi tối đa hóa hiệu suất kinh doanh. Từ đó tôi mới dần tự tin phát triển từng thị trường mới. Ban đầu chỉ là một của hàng duy nhất, đến nay các sản phẩm thương hiệu Asanzo đã có mặt ở hơn 6.000 địa điểm phân phối, cùng với đó là hơn 1.000 trạm bảo hành ở khắp cả nước.

Tất cả là nhờ chiếc lược “bó đũa”, chia nhỏ thị trường và tập trung chinh phục từng “chiếc đũa” một.

- Vậy mô hình “bó đũa” này có được anh áp dụng trong việc quản lý không?

- Việc xây dựng một bộ máy lớn tập trung, trong đó nhà lãnh đạo phải quản lý mọi khâu đã quá lỗi thời. Thay vào đó, tôi chia nhỏ doanh nghiệp ra thành từng cụm độc lập.

Tại mỗi cụm, tôi chỉ làm việc với những người đứng đầu ở các mảng sản xuất, quản trị và kinh doanh. Đây là phương pháp “chia để trị” của Asanzo.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận