Có phải smartwatch đã chết?

Có phải smartwatch đã chết?

3 năm trước, smartwatch từng được dự đoán sẽ tạo ra một xu hướng bùng nổ trong làng công nghệ…

Chúng sẽ là nền tảng phát triển tiếp theo sau iOS hay Android để các ứng dụng phổ biến được phát hành, là thứ giúp "kéo" chúng ta ra khỏi smartphone. Tất cả mọi người, đặc biệt là những công ty sản xuất smartwatch, đều mong ước đến một viễn cảnh tươi đẹp như vậy.

Nhưng, tất cả đã không xảy ra.

Trong thực tế, mọi thứ đều đi ngược lại so với những dự định ban đầu. Thị trường đã chứng minh smartwatch chỉ là một thứ "điên rồ", là trào lưu nhất thời, thậm chí smartwatch còn "chết" nhanh hơn cả những vật dụng phổ biến (như đài radio, máy nghe nhạc MP3, đồng hồ báo thức,…) thời điểm sau khi iPhone ra mắt.

Có phải smartwatch đã chết?

Pebble 2, mẫu smartwatch cuối cùng của Pebble

Tuần trước, một trong những startup cực kỳ nổi tiếng, từng phá kỷ lục trên Kickstarter là Pebble, đã đến nước "đường cùng", buộc phải bán thân cho Fitbit với giá 40 triệu USD. Hai sản phẩm chưa được lên kệ là Pebble Time 2 và Pebble Core bị hủy bỏ, và những thiết bị hiện tại cũng không còn được hỗ trợ bảo hành hay cập nhật phần mềm trong tương lai.

Bên cạnh Pebble, nền tảng Android Wear 2.0 dành cho smartwatch đã bị Google hoãn ngày phát hành sang 2017, trong khi đó một số đối tác tuyên bố không có kế hoạch ra mắt smartwatch mới (ít nhất là cho đến năm sau), trong số đó có Motorola.

Một số hãng đã không cầm cự nổi, như Jawbone hay Intel.

Smartwatch và những thiết bị đeo thông minh (wearable) khác đã có quá nhiều thời gian để chứng tỏ mình có thể trở thành một thiết bị công nghệ chính dành cho công việc, học tập và cuộc sống, tuy vậy chỉ có 3 công ty nhìn thấy sự thành công trên thị trường smartwatch (dù không nhiều) đó là Apple, Samsung và Fitbit. Ngay cả Fitbit cũng từng có những động thái nhằm đối mặt với một thị trường smartwatch suy yếu.

Có phải smartwatch đã chết?

Có lẽ đây là lúc chứng minh smartwatch đã không thể làm được những điều mà mọi người đều kỳ vọng cách đây vài năm, những tính năng và ứng dụng trên smartwatch không thực sự thuyết phục người dùng mua và sử dụng chúng. Dường như smartwatch vẫn chỉ phù hợp với một nhóm đối tượng người dùng (các "tín đồ thời trang" hiện đại, vận động viên thể thao muốn theo dõi mọi thứ trên smartwatch hay những "tín đồ công nghệ" muốn sở hữu những sản phẩm độc đáo) mà thôi.

Quay lại thời điểm ban đầu, Pebble tạo ra một "cú hit" lớn trên trang gây quỹ Kickstarter, doanh số của hãng lòng vòng 1 triệu chiếc sau 2 năm. Đến Apple cũng chưa rõ mục đích sản xuất smartwatch của mình là gì, và tính năng chính của nó là gì, chỉ đến đầu năm nay mới tuyên bố tập trung vào tính năng theo dõi sức khỏe tại buổi ra mắt Apple Watch Series 2. Fitbit cũng tạo dựng được một số thành công nho nhỏ bên cạnh những thất bại lớn.

Kết quả hình ảnh cho vnreview fitbit

Fitbit Blaze

Phóng viên trang tin Business Insider đã nói chuyện với một người khá thân thiết với Pebble, người này cho biết rắc rối bắt đầu xảy ra từ mùa mua sắm Black Friday/Cyber Monday năm ngoái với doanh số đáng thất vọng so với năm trước nữa (2014). Pebble sau đó nhận ra rằng mình không thể mang sản phẩm đến một đối tượng chủ đạo nào cả, cũng không biết người dùng hay giới công nghệ có suy nghĩ gì về smartwatch.

Một số người cho rằng chính Apple Watch là kẻ đẩy doanh số của Pebble đi xuống trong mùa mua sắm cuối năm ngoái, họ nói như thể rằng: "tôi không muốn mua smartwatch, tôi muốn mua Apple Watch".

Dường như đây không còn là thị trường smartwatch nữa, nơi đây chỉ còn có Apple và Fitbit.

Đây chỉ là ý kiến cá nhân của phóng viên trang Business Insider, VnReview lược dịch lại để bạn đọc theo dõi và bình luận.

Phúc Thịnh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận