Cuộc chiến smartphone: kẻ thắng, người thua và những bài học đắt giá

Cuộc chiến smartphone: kẻ thắng, người thua và những bài học đắt giá

Ngành công nghiệp smartphone đã đạt tới điểm bão hòa và đang có xu hướng ổn định. Trong một thập kỷ vừa qua, công nghệ truyền thông đã vươn đến đỉnh cao mới với những tiêu chuẩn được toàn cầu công nhận và gần 3000 vụ kiện tụng vì bản quyền công nghệ. Kỷ nguyên smartphone chứng kiến những gã khổng lồ như Microsoft, Nokia hay Intel phải vật lộn để giữ được thương hiệu của riêng mình trong khi những tay chơi non trẻ như Huawei và Lenovo thu về không ngớt những thành công. Thế giới song cực với iOS và Android đã chứng kiến hàng tỉ USD trao qua bán lại trong những thương vụ pháp lý về bằng sở hữu trí tuệ và dàn xếp tranh chấp.

Là người tiên phong, Nokia đã thống trị thị trường thiết bị di động từ trước khi kỷ nguyên smartphone bắt đầu, nhưng sự nhập cuộc của iPhone Apple và series Galaxy của Samsung đã khiến Nokia lao dốc nhanh chóng từ năm 2007. Điện thoại với hệ điều hành Window của Microsoft tham gia cuộc chơi vào năm 2009 và chỉ chiếm được một phân khúc thị trường rất nhỏ. Apple và Samsung bắt đầu một loạt những tranh chấp pháp lý về bằng sáng chế tại thị trường Mỹ, châu Âu và Hàn Quốc. Những tranh chấp này chủ yếu xoay quanh kết nối không dây, giao diện và thiết kế công nghệ. Tuy nhiên, vào năm 2014, Samsung đã thất bại trước Apple và cả hai bên quyết định dàn xếp qua hòa giải.

Apple và Samsung tồn tại kiên cường tại thị trường tiêu dùng trong khi các hãng tương tự như Nokia và BlackBerry ngã ngựa ngay từ khi đầu tư vào sở hữu trí tuệ. Google đưa mình gia nhập dòng sản phẩm cao cấp với hệ điều hành Android. Sau đó, một cơn bão mới của những chiếc điện thoại, vẫn “thông minh” mà giá lại dễ chịu ập tới từ các nhà sản xuất di động của châu Á, chủ yếu là Trung Quốc. Họ đã đăng kí sở hữu trí tuệ trong các thị trường ngách của ngành công nghệ, để cạnh tranh với bề dày công nghệ truyền thống của các ông lớn ngành viễn thông. Những hãng smartphone hàng đầu của Trung Quốc, như Huawei và ZTE sở hữu kho bằng sáng chế lên tới 15.000 trong khi các ông lớn như Lenovo, Oppo và Xiaomi, mỗi công ty chỉ  sở hữu hơn 5.000.

Vậy rút cuộc, ai là người thắng trong cuộc chiến smartphone này? Không ai cả.

Cuộc  chiến về sở hữu trí tuệ và sự cạnh tranh của thị trường là động lực chính thúc đẩy ngành công nghiệp smartphone. Ngành công nghiệp này đã phát triển cực thịnh, đang trong giai đoạn bão hòa và có dấu hiệu đi xuống. Nó đã dọn đường cho một thế hệ công nghệ tiếp theo như wearable tech (công nghệ mặc được), thực tế ảo (VR), in 3D và Internet kết nối vạn vật (IoT) với 6 đặc trưng quan trọng.

Quyền sở hữu trí tuệ mạnh sẽ có giá trị lâu dài hơn sản phẩm

Cuộc chiến smartphone trên toàn cầu đã buộc những gã khổng lồ trong ngành công nghiệp này phải bước chân vào những vụ kiện tụng về sở hữu trí tuệ. Người thắng cuộc bước ra ngạo nghễ với hàng tỉ USD trong tay và kẻ thất bại bị tụt dốc thảm hại. Điều thú vị là dù thất bại, vẫn có những thương hiệu tồn tại được như Nokia và BlackBerry. Sự đầu tư đúng lúc của họ vào việc phát triển và xây dựng bằng sở hữu trí tuệ đã đem lại kết quả khi họ không thể phát minh thêm sản phẩm mới trong một thị trường phát triển như vũ bão khi đó.

Tới năm 2007, Nokia vẫn là thương hiệu thống trị với 50% thị phần. Hệ điều hành Symbian của hãng này không có đối thủ dù kho ứng dụng còn rất hạn chế. Apple ra mắt iPhone vào năm 2007 với một thiết kế thông minh và cả một hệ sinh thái ứng dụng, thu hút nườm nượp khách hàng. Nó gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ Google và chấm dứt những ngày tháng hoàng kim của BlackBerry và Nokia. Nokia bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến phát triển không gian cho sản phẩm. Tuy nhiên, nó vẫn trong cuộc chơi nhờ có trong tay những bằng sáng chế giá trị. Bước vào những cuộc tranh chấp về sáng chế và bản quyền với hầu hết các ông lớn, nó vẫn chiến thắng và thu được số tiền lớn để đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.

Cuộc chiến smartphone: kẻ thắng, người thua và những bài học đắt giá

Hình 1: Các lĩnh vực với số lượng bằng sáng chế tương ứng. 

Cuộc chiến smartphone: kẻ thắng, người thua và những bài học đắt giá

Hình 2: Số cuộc tranh chấp pháp lý giữa các ông lớn trong ngành smartphone. 

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận