Doanh nghiệp ngoại đả kích kế hoạch “Made in China” của Trung Quốc

Doanh nghiệp ngoại đả kích kế hoạch “Made in China” của Trung Quốc

Doanh nghiệp ngoại đả kích kế hoạch “Made in China” của Trung Quốc

Ảnh minh họa

Phòng Thương mại châu Âu tại Bắc Kinh vừa công bố báo cáo dài hôm 7/3, chỉ trích chiến lược China Manufatoring 2025. Cơ quan cho rằng các doanh nghiệp ngoại đang bị đối xử bất công và cảnh báo trợ giá của chính phủ sẽ tạo ra sự quá tải trong một số lĩnh vực.

Được truyền thông Trung Quốc gọi tên “Made in China”, chiến lược bắt đầu từ năm 2015, vạch ra kế hoạch tăng trưởng trong 10 ngành, bao gồm robot, xe điện và công nghệ thế hệ mới. Bộ công cụ chính sách sâu rộng mà Bắc Kinh triển khai “vô cùng có vấn đề”, Phòng Thương mại châu Âu viết trong báo cáo.

Báo cáo nhắc đến việc đối xử bất bình đẳng với các nhà sản xuất ô tô ngoại như một ví dụ. Để sản xuất và bán xe điện tại Trung Quốc, các công ty châu Âu bị yêu cầu chia sẻ công nghệ pin với đối tác Trung Quốc.

“Doanh nghiệp châu Âu đối mặt với áp lực căng thẳng trước việc phải trao công nghệ hiện đại nhằm đổi lấy tiếp cận thị trường trong tương lai gần”. Loại áp lực như vậy đã vi phạm cam kết của Trung Quốc với Tổ chức Thương mại thế giới , theo Phòng thương mại.

Báo cáo còn chỉ ra Trung Quốc cũng trợ giá cho các nhà sản xuất xe điện và xe lai nội địa, một lần nữa vi phạm cam kết của nước này với WTO. Theo tổ chức, Bắc Kinh muốn tới năm 2025, các thương hiệu Trung Quốc chiếm hơn 80% thị trường xe điện quê nhà, dẫn một bài báo trên website của Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin.

Các chính sách khác, bao gồm “sắp xếp trợ giá xen kẽ” trị giá hàng tỷ Euro, cũng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp châu Âu thuộc các lĩnh vực khác. Ví dụ, sự ủng hộ hào phóng của chính phủ với ngành robot công nghiệp có thể làm thị trường quá tải.

Các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Trung Quốc thường xuyên than phiền và cáo buộc Bắc Kinh vì những chính sách có mục tiêu làm tê liệt doanh nghiệp ngoại. Báo cáo hôm 7/3 nhất quán với khảo sát mà Phòng thương mại công bố hồi tháng 6/2016, trong đó các doanh nghiệp châu Âu thừa nhận đang gặp khó hơn so với đổi thủ địa phương.

Tương tự, Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc năm 2016 cũng phát hành khảo sát, nêu rõ 77% doanh nghiệp trả lời rằng họ cảm thấy không được chào đón tại đây như trước.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận