Doanh số V30 vẫn lẹt đẹt do hình ảnh thương hiệu LG đã sa sút

Doanh số V30 vẫn lẹt đẹt do hình ảnh thương hiệu LG đã sa sút

LG V30 được báo giới ca ngợi là mẫu smartphone tốt nhất trong lịch sử LG nhưng trái với những lời khen, doanh số LG V30 vẫn tiếp tục lẹt đẹt, thậm chí gây thất vọng nhiều hơn đem lại hy vọng.

Doanh số V30 vẫn lẹt đẹt do hình ảnh thương hiệu LG đã sa sút

Nhiều phân tích chỉ ra, doanh số smartphone của LG liên tục giảm mỗi khi LG tung sản phẩm mới. Thậm chí, đây đã là quý thứ 11 liên tiếp, bộ phận smartphone của LG chìm trong thua lỗ.

Giới phân tích lập luận, chính vấn đề hình ảnh thương hiệu là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng thua lỗ của LG, dù cho các mẫu smartphone của hãng có chất lượng đến đâu chăng nữa.

Theo thống kê doanh số của hãng nghiên cứu thị trường Atlas Reasearch, phân theo model và nhà cung cấp, V30 (LG U Plus) đứng vị trí thứ 9 sau tuần đầu phát hành. Cũng chỉ một tuần sau đó, V30 bị "đá văng" khỏi top 10. Đáng buồn hơn, dù nỗ lực nhưng sau 2 tuần đầu tiên tháng Mười, V30 vẫn không thể quay trở lại top 10.

Doanh số V30 vẫn lẹt đẹt do hình ảnh thương hiệu LG đã sa sút

Doanh số bán hàng "siêu rùa" của V30 là câu chuyện khá bất ngờ, bởi thời điểm vừa ra mắt, máy nhận được rất nhiều lời khen tặng từ các thị trường trong và ngoài nước.

Nhiều tờ báo, trang công nghệ lớn như The Verge, Mashable hay Engadget đều dùng những mỹ từ hết sức ấn tượng để miêu tả về LG V30. Đó là "vượt xa V20 tới hai hoặc ba thế hệ", hay "nhẹ như lông", "chiếc smartphone tốt nhất từ trước tới nay".

Đẹp như vậy, ấn tượng như vậy nhưng tại sao V30 vẫn thất bại?

Tất nhiên hiện tượng này trong ngành công nghiệp di động không hiếm, mặc dù vậy, trường hợp của LG thực sự khá đáng tiếc. Đó là kết quả của tình trạng suy giảm hình ảnh thương hiệu nghiêm trọng. Việc đánh mất hình ảnh trong mắt người dùng đã bắt đầu nhen nhóm từ vụ kiện G4 và V10.

Theo Business Korea, lỗi đột tử trên dòng G4 và V10 đã khiến rất nhiều người dùng lo lắng khi chọn mua máy. Nhưng đó chưa phải tất cả, LG thực sự đã "khá kém" trong khâu giải quyết sự cố. Khi đỉnh điểm các vụ đột tử xảy ra trên quy mô trên toàn cầu, thậm chí đã có nhiều người ký đơn kiện và đòi bồi thường, LG vẫn chỉ im hơi lặng tiếng.

Doanh số V30 vẫn lẹt đẹt do hình ảnh thương hiệu LG đã sa sút

LG G4 - "ông thần" chết yểu của LG

Động thái sau đó của hãng chỉ là công bố lỗi đột tử do sự cố bootfloop và đồng ý bảo hành sữa chửa miễn phí. Những máy ngoài thời hạn bảo hành sẽ không được hãng tiếp nhận.

Thực tế, nếu có hướng xử lý thông minh và trách nhiệm hơn, có lẽ LG đã không tự đánh mất hình ảnh trước công chúng.

Bài học của LG chắc chắn rất đáng quý. Hãy biết cách chăm chút nhiều hơn tới hình ảnh thương hiệu, biết lắng nghe phản ứng thị trường để tìm ra đối sách hòa hảo nhất. Thực tế, Samsung đã làm điều đó tốt hơn LG ngay cả khi chịu "cú ngã" Note 7 đau đớn.

Doanh số bán smartphone của LG bắt đầu sụt giảm từ Q2/2015, thời điểm G4 và V10 bắt đầu chào sân thị trường. Tính tới nay, lần lượt LG G5, G6 hay thậm chí V30 đã ra mắt nhưng cái dớp "đột tử" vẫn khiến tâm lý thị trường bất an. Khi đem lên bàn cân so sánh, có lẽ những người coi trọng sự an toàn sẽ loại bỏ LG khỏi danh sách lựa chọn.

Tính tới Q3/2017, bộ phận smartphone của LG đã lỗ quý thứ 10 liên tiếp. Hệ lụy từ việc không chăm chút hình ảnh thương hiệu thực sự đã hiển hiện rõ ràng.

Tiến Thanh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận