Động lực nào khiến Apple mang 245 tỷ USD từ nước ngoài về Mỹ?

Động lực nào khiến Apple mang 245 tỷ USD từ nước ngoài về Mỹ?

Động lực nào khiến Apple mang 245 tỷ USD từ nước ngoài về Mỹ?

Apple đang có kế hoạch mang 245 tỷ USD (theo ước tính của CNBC) từ nước ngoài về Mỹ nhờ chính sách thuế mới, đồng thời phải đóng thêm 15,5% thuế tương đương với gần 38 tỷ USD trong tổng số tiền mang về, công ty thông báo hôm thứ 4 vừa qua.

Apple cũng cho biết sẽ bổ sung trực tiếp vào nền kinh tế Mỹ hơn 350 tỷ USD trong 5 năm tới, tạo ra 20.000 cơ hội việc làm thông qua việc thuê văn phòng tại các tòa nhà và thông qua việc mở văn phòng mới trong tương lai.

Kế hoạch mang tiền về hồi hương đã gây ra một trò dự đoán mới tại phố Wall. Dù Apple có sử dụng số tiền này để thu hút cổ đông hay mở rộng bất cứ hoạt động nào ở Mỹ thì đều có tác động lớn đến ngành công nghệ cao và cả nền kinh tế. Các cổ đông trong công ty đã gợi ý rằng Apple có thể sẽ phân phối 250 tỷ USD trong tổng số tiền hồi hương cho họ với giá cước thấp hơn.

Tuy nhiên, khi được đưa ra câu hỏi về việc làm rõ kế hoạch phân phối tiền mặt của công ty thì đại diện của Apple từ chối trả lời. Thế nhưng, đây có thực sự là mục đích chính của Apple hay còn có một âm mưu tiềm ẩn đằng sau đó?

Động lực xung quanh việc mang tiền về hồi hương

Về mặt tài chính, tính đến cuối tháng 9 năm ngoái Apple đang giữ 253 tỷ USD ở nước ngoài trên danh nghĩa đầu tư vào các thị trường này. Số tiền cũng thể hiện được lợi nhuận mà các công ty con thu về cho Apple tại thị trường nước ngoài.

Theo luật thuế trước đây, các cổ phần ở ngoài nước Mỹ sẽ được tạm thời nợ thuế cho đến khi Apple chính thức chuyển tiền từ công ty con về công ty mẹ tại Mỹ. Vì vậy, Apple cũng như các công ty khác thường cất giữ toàn bộ tiền mặt từ việc bán sản phẩm ở nước ngoài mà không đem về Mỹ nhằm tránh khoản thuế hồi hương khổng lồ, thậm chí còn vay ngân hàng để trả các chi phí hoạt động của công ty. Lý do đơn giản vì lãi suất ngân hàng còn thấp hơn nhiều số tiền thuế phải trả.

Luật thuế mới của Tổng thống Donald Trump đã ký kết sẽ cho phép các tập đoàn như Apple giảm phí thuế từ 38% xuống còn 15,5% khi chuyển tiền từ nước ngoài về. Nhưng luật cũng bắt các công ty phải đóng thuế cho các cổ phần tại nước ngoài ngay lập tức, kể cả có thực hiện việc chuyển tiền về hay không.

Apple thông báo dự kiến phải trả 38 tỷ USD tiền thuế nghĩa là số tiền mà công ty sẽ chuyển về khoảng 245 tỷ USD, sau khi trừ tiền thuế còn lại 207 tỷ USD tiền mặt, đồng nghĩa với việc nhà Táo không thể không công khai sẽ làm gì với số tiền khổng lồ này.

Apple có thể dùng tiền để thâu tóm Netflix, Disney hay Tesla

Động lực nào khiến Apple mang 245 tỷ USD từ nước ngoài về Mỹ?

Rất nhiều chuyên gia quan sát đã nhanh chóng suy đoán về việc Apple sẽ dùng tiền để thâu tóm dịch vụ xem phim trực tuyến lớn nhất hiện nay là Netflix và nhà sản xuất xe ô tô Tesla. 2 công ty này sẽ giúp Apple trong kế hoạch phát triển TV và video và công nghệ xe ô tô tự lái. Với mức vốn thị trường lần lượt là 94 tỷ USD và 58 tỷ USD mà Netflix và Tesla đang có hiện nay, Apple hoàn toàn có thể đủ khả năng mua lại 1 trong 2 hoặc là cả 2 nhà khổng lồ.

Tuy nhiên, Dan Morgan - Giám đốc danh mục đầu tư cao cấp của Synovus Trust Company, cho biết: Apple không có lịch sử tạo ra những cuộc mua bán lớn.

"Theo truyền thống, Apple thích giữ nó làm của riêng hơn. Tôi nghĩ rằng Apple thích tham gia vào một thị trường khác hoặc mở rộng thị trường mà họ không nắm vai trò lãnh đạo hơn là mua lại một công ty có danh tiếng".

Một số nhà phân tích khác lại cho rằng Apple sẽ mua lại những công ty nhỏ để sản xuất linh kiện cho iPhone và các sản phẩm khác của Apple. Các nhà đầu tư thì hy vọng rằng Apple sẽ dành một phần tiền này cho các cổ đông của mình. 

Trái với những dự đoán từ phố Wall, hôm thứ 4 vừa qua nhà Táo đã chính thức công bố rằng sẽ dành toàn bộ số tiền vào việc xây dựng trụ sở mới, các trung tâm hỗ trợ dữ liệu cũng như quỹ hỗ trợ các đối tác sản xuất tại Mỹ trị giá từ 1 tỷ USD đến 5 tỷ USD. Đây coi như là hành động bày tỏ sự biết ơn đến nước Mỹ vì đã tạo thuận lợi cho Apple không phải cất giữ tiền ở nước ngoài để trốn thuế nữa. Giám đốc điều hành Tim Cook cho biết:

"Chúng tôi có ý thức sâu sắc về trách nhiệm phải trả ơn lại đất nước và những người giúp chúng tôi thành công như hôm nay".

Theo tính toán, trong năm qua công ty đã chi 12 tỷ USD để nâng cấp hoặc tậu mới các loại tài sản vật chất như bất động sản, nhà máy để sản xuất, hoặc trang thiết bị.

Vậy thì 207 tỷ USD mà Apple thu về sẽ đổ vào đâu nữa?

Apple không nên quên về khoản nợ của mình

Có lẽ một trong những khoản mà Apple phải chi vào chính là thanh toán khoản nợ của chính mình từ năm 2012 cho đến tận bây giờ đã lên tới 97 tỷ USD. Đây là khoản nợ mà Apple đã dùng để đầu tư vào những khoản cổ tức khổng lồ và nỗ lực mua lại cổ phiếu của chính mình mà không cần phải chịu thuế. Nghĩa là các cổ đông của Apple đã có"một mảnh đất ăn lời" tại thị trường nước ngoài.

Apple lại một lần nữa phải trả mức nợ tương đối thấp, vì vậy công ty hoàn toàn có thể chọn thanh toán theo nhiều lần hơn là trả cùng một lúc.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận