Facebook "trượt chân", ai là người hưởng lợi?

Facebook "trượt chân", ai là người hưởng lợi?

Facebook trượt chân, ai là người hưởng lợi?

Theo TechCrunch, giá trị của Facebook đã giảm khoảng 60 tỷ USD từ sau khi vụ scandal Cambridge Analytica bị phanh phui hồi đầu tháng này, và chiến dịch #DeleteFacebook vẫn đang diễn ra mà chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Đó là một cú giảm sốc, tương đương với khoảng 12% giá trị thị trường của Facebook, và chỉ có mỗi Facebook phải hứng chịu đòn đau này. Trái ngược với cổ phiếu Facebook, tình hình của các công ty công nghệ và truyền thông trực tuyến lớn khác dễ chịu hơn nhiều.

Vậy thì tiền đã đi đâu? Còn tuỳ vào cách bạn nhìn nhận vấn đề. Với một cổ đông Facebook, giá trị đó đơn giản là đã mất đi. Cho đến khi những lời xin lỗi của lãnh đạo Facebook được chấp nhận, và người dùng vượt qua được nỗi lo lộ lọt dữ liệu để tiếp tục lướt News Feed, thì sự thất thoát này là điều buộc phải chấp nhận.

Nếu nhìn theo một cách khác thì giá trị đó không thực sự biến mất. Các nhà đầu tư có lẽ vẫn tin vào giá trị của thị trường truyền thông xã hội giống như trước khi scandal xảy ra, chỉ là ngay lúc này, miếng bánh đã không còn là của riêng Facebook nữa.

Vậy thì, việc ai có thể hưởng lợi từ cú trượt chân của Facebook thực sự là một câu hỏi thú vị. Tất nhiên, có những công ty đại chúng, như Snap hay Twitter sẽ hưởng lợi lượt truy cập nếu chiến dịch #DeleteFacebook tiếp tục bùng nổ nhưng không lan sang các thương hiệu lớn khác. Nhưng số chủ thể được hưởng lợi từ vấn đề của Facebook lại tập trung nhiều nhất tại thị trường nội bộ.

Trang công nghệ TechCrunch đã tiến hành một cuộc nghiên cứu sàng lọc và đưa ra được một danh sách các công ty trên lĩnh vực truyền thông xã hội và các lĩnh vực liên quan. Danh sách này bao gồm nhiều startup đã từng thực hiện thành công nhiều đợt gây quỹ lớn trong vài năm trở lại đây, và có thể sẽ chứng kiến những sự tăng trưởng đáng kể nếu người dùng ngừng sử dụng Facebook hay mua cổ phiếu của gã khổng lồ mạng xã hội này.

Tất nhiên, mọi người dùng Facebook vì nhiều mục đích khác nhau, như đăng hình, xem tin, nói chuyện với bạn bè... Do đó, dưới đây, chúng ta sẽ nói đôi chút về các đối thủ có khả năng hưởng lợi từ sự cố Facebook theo từng chuyên mục cụ thể:

Facebook trượt chân, ai là người hưởng lợi?

Trình tin nhắn của Facebook - Messenger - được sử dụng rất phổ biến, nhưng nó vẫn chưa phải là kẻ thắng cuộc. Các trình tin nhắn khác như Snapchat, LINE, WeChat, và cả nhắn tin SMS truyền thống đều đang sống tốt và phổ biến không kém.

Do đó, nếu Messenger và WhatsApp (thuộc sở hữu của Facebook) gặp khó khăn, thì đó lại là điều kiện tốt cho các đối thủ. Và nếu ngày càng nhiều người muốn nhắn tin ít hơn trên Facebook thì cũng có khá nhiều công ty nội bộ sẵn sàng "chào mời", bao gồm: Telegram, Wickr, Signal, Silent Circle, Hike và Slack. Đây đều là những startup tiềm năng, từng gây quỹ thành công tổng cộng hơn 2 tỷ USD, trong đó có 850 triệu USD từ đợt ICO của Telegram.

Các startup tin nhắn nội bộ này ngày càng tập trung nhiều hơn vào quyền riêng tư và bảo mật, bao gồm Wickr - trình nhắn tin mã hoá với số vốn kêu gọi được hơn 70 triệu USD, và Silent Circle được hơn 130 triệu USD.

Những người đã "đoạn tuyệt" với Facebook có lẽ sẽ vẫn giữ thói quen dành hàng giờ mỗi ngày để lướt qua các bài đăng trên điện thoại. Do đó, họ sẽ tìm một thứ gì đó khác với nội dung phong phú, dễ sử dụng và có thể gây nghiện.

Có khá nhiều công ty phù hợp với yêu cầu này. Nhiều trong số đó xuất hiện đã lâu, như Pinterest dành cho những người thích sưu tập hình ảnh, Reddit như một diễn đàn khổng lồ, và Quora dùng để hỏi đáp. Ngoài ra còn có BuzzFeed và Mashable.

Những nền tảng này có thể không thay thế được những bài đăng cập nhật liên tục để giúp bạn luôn nắm được mọi thứ liên quan gia đình và bạn bè, nhưng chúng có thể thay thế được News Feed, chia sẻ "meme", và các bài đăng không thuộc về cá nhân.

Facebook trượt chân, ai là người hưởng lợi?

Lượng truy cập Facebook giảm xuống, đồng nghĩa với lượng truy cập các nền tảng chuyên cung cấp nội dung và thảo luận về thể thao, người nổi tiếng, các vấn đề xã hội và nhiều chủ đề khác sẽ tăng lên. Trong danh mục này, chúng ta có Odyssey, Vivino, Medium, Sportlobster, AXIOS Media và The Players' Tribune. Nổi tiếng nhất là The Players' Tribune - website cung cấp tài khoản chính chủ cho các vận động viên hàng đầu thế giới, và Medium với hàng trăm ngàn bài viết thuộc nhiều chủ đề đa dạng, hướng đến một lượng lớn độc giả.

Các trang web nội dung độc còn mang đến một diễn đàn được tuỳ biến hơn dành cho những người nổi tiếng, các học giả, và các chuyên gia về nhiều lĩnh vực, giúp họ tương tác trực tiếp với người hâm mộ hay người theo dõi.

Những người có cùng sở thích chung không cần phải chia sẻ chúng trên Facebook. Có nhiều nơi khác có thể cung cấp cho họ nhiều nội dung được chọn lọc hơn, cũng như tạo điều kiện giúp họ gặp nhau ngoài xã hội.

Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể các ứng dụng cộng đồng và ứng dụng xã hội tập trung vào hoạt động. Nổi bật nhất trong số này có lẽ là Nextdoor - giúp kết nối hàng xóm với nhau để thực hiện mọi thứ, từ bán hàng đã qua sử dụng đến báo cáo tình hình tội phạm trong cụm dân cư. Bên cạnh đó, còn có nhiều công ty mới nổi tập trung vào việc tạp nên những mạng xã hội dành cho các nhóm người cùng sở thích, như Mighty Networks và Amino Apps.

Chúng ta còn có thể kể đến WeWork - vốn vừa mua lại Meetup, và The Guild, hai công ty đang xây dựng các mạng xã hội ngay bên trong thế giới thực. Mạng xã hội của họ khuyến khích mọi người ra khỏi nhà và kết nối ngoài đời thực với mọi người khác.

Có thể thấy, vụ lùm xùm mới nhất của Facebook vẫn còn quá sớm để có thể dẫn đến những tác động rõ rệt đối với hoạt động kêu gọi đầu tư của các startup. Nhưng sẽ rất thú vị khi theo dõi tình hình trong những tháng tới để biết được liệu các đối thủ tiềm năng đã nêu ở trên có thể kêu gọi được thêm tiền và thu hút thêm người dùng hay không.

Nếu có cầu, chắc chắn sẽ có cung, đặc biệt là nguồn cung từ các nhà đầu tư. Cánh cửa IPO đang rộng mở, và các nhà đầu tư mạo hiểm sẽ vung một lượng lớn tiền mặt. Hãy nhớ rằng các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, LinkedIn và Snap hiện có số lượng nhà đầu tư mạo hiểm tháo chạy lớn nhất trong lĩnh vực này.

Hơn nữa, những người từng tranh cãi rằng đã quá muộn cho những kẻ mới đến nên xem lại lịch sử. Minh chứng rõ ràng nhất là khi mọi người bàn luận về những nền tảng có thể cạnh tranh được với MySpace vào năm 2005, và chẳng bao lâu sau Facebook xuất hiện, nền tảng này đã trở thành một ông lớn và khiến MySpace sụp đổ.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận