"Fake news" sẽ có thể qua mặt trí tuệ nhân tạo

"Fake news" sẽ có thể qua mặt trí tuệ nhân tạo

Facebook, Google, Gartner, trí tuệ nhân tạo, AI, tin giả, fake news, công nghệ AI,

Gartner vừa qua đã công bố các dự đoán nền tảng công nghệ số thường niên, sự dẫn đầu của trí tuệ nhân tạo , tiếp nối là các ứng dụngchạy tác vụ tự động (bot) và các chương trình trả lời tự động (chatbot).

Trong đó, theo Gartner, các bot và chatbot sẽ gia tăng, trong khi các ứng dụng di động bị bỏ lại phía sau. Đến năm 2021, hơn 50% doanh nghiệp sẽ chi tiêu nhiều hơn mỗi năm để tạo ra bot và chatbot hơn so với các ứng dụng di động truyền thống.

Cụ thể, mặc dù AI có khả năng tạo ra 2,3 triệu việc làm mới vào năm 2022, nhưng khi đó những người dùng di động ở các nền kinh tế phát triển sẽ tiếp thu nhiều thông tin sai lệch (fake news) hơn là sự thật. Gatner đưa ra con số ước tính rằng AI sẽ triệt tiêu khoảng 1,8 triệu việc làm của con người.

Trong kinh doanh trực tuyến, các truy vấn dựa trên công nghệ tìm kiếm bằng giọng nói và thị giác sẽ cải thiện tri thức của các nhà tiếp thị về nhu cầu của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp sớm tiếp cận điều này sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh, ví dụ như về tỷ lệ chuyển đổi, tăng trưởng doanh thu, khách hàng mới, thị phần, trải nghiệm tích cực của khách hàng...

Bên cạnh đó, Blockchain (cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin theo khối được liên kết bằng mã hóa) cũng nổi lên trên đầu danh sách của Gartner. Đến cuối năm 2020, ngành ngân hàng sẽ thu được 1 tỷ USD giá trị kinh doanh từ việc sử dụng các mã hóa tiền tệ dựa trên blockchain.

Về tổng quan, chi tiêu CNTT toàn cầu (với đóng góp không nhỏ từ sự gia tăng sử dụng công nghệ của các nhà tiếp thị để hỗ trợ các chiến dịch quảng cáo) sẽ đạt 3,7 nghìn tỷ USD vào năm 2018, tăng 4,3% so với năm 2017 với ước tính chi 3,5 nghìn tỷ USD.

 

 

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận