Iran cân nhắc dùng tiền ảo để né lệnh trừng phạt của Mỹ

Iran cân nhắc dùng tiền ảo để né lệnh trừng phạt của Mỹ

Iran cân nhắc dùng tiền ảo để né lệnh trừng phạt của Mỹ

Ebrahimi cho rằng tiền ảo có thể đánh bại sự thống trị của đồng USD trong thương mại quốc tế. Trả lời phỏng vấn của Mizan News Agency, ông cho biết vấn đề này sẽ sớm được đem ra bàn thảo tại quốc hội Iran.

Ông Pour-Ebrahimi cũng cho biết rằng trong tình hình kinh tế biến động hiện nay, một trong những ưu tiên của cơ quan lập pháp Iran là xem xét vấn đề dùng các hiệp định tiền tệ như một cơ chế khác để tránh các lệnh trừng phạt.

Ông cũng giải thích thêm “hiện nay, nhiều quốc gia như Nga, Trung Quốc, và Brazil đã hướng đến các hiệp định tiền tệ song phương hoặc đa quốc gia để tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch thương mại”.

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran đã leo thang kể từ khi Mỹ rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân với Iran và đe dọa sẽ có các lệnh trừng phạt hà khắc hơn; đồng nội tệ Rial của Iran đã mất một nửa giá trị trong vài tháng qua. Các lệnh trừng phạt kinh tế mới sẽ có hiệu lực vào tháng 11 và Iran đang tìm mọi cách để tránh né chúng.

Cho đến giờ, Iran vẫn có thái độ không rõ ràng đối với tiền ảo. Tình trạng kinh tế khó khăn đã khiến nhiều người Iran tìm đến các loại tiền ảo như Bitcoin để bảo vệ bản thân và tiền bạc khỏi tình trạng lạm phát và bất ổn kinh tế. Đầu năm nay, khi Iran bị rung chuyển bởi các cuộc biểu tình vì các vấn đề kinh tế - xã hội, Iran đã có mức tăng kỷ lục trong các giao dịch ngang hàng giữa Rial và Bitcoin.

Trong giai đoạn đó đã có những lời kêu gọi để Bitcoin được chấp nhận rộng rãi hơn. Sau đó, có những báo cáo cho rằng Iran đang cân nhắc phát hành đồng tiền ảo riêng và áp dụng quy định cho các đồng tiền ảo phi tập trung như Bitcoin. Tuy nhiên sau đó lại có các phát biểu cho rằng tiền ảo không ổn định, nhiều nguy cơ và các báo cáo khác cho biết Ngân hàng trung ương Iran đang tìm cách ngăn chặn việc sử dụng tiền ảo tại nước này.

Hồi tháng 4, Ngân hàng trung ương Iran ban hành thông tư chính thức cấm các ngân hàng địa phương và tổ chức tài chính giao dịch tiền ảo, trong lúc đó các cuộc tranh luận về cách điều chỉnh loại tiền tệ này vẫn đang tiếp diễn. Nguy cơ rửa tiền, tài trợ khủng bố, các hành vi tội phạm được đưa ra làm lý do của hành động này của Ngân hàng trung ương Iran.

Bất chấp việc kiểm soát chặt chẽ, đã có nguồn tin tiết lộ rằng trong tháng 5 qua, Iran đã gửi ra nước ngoài hơn 2,5 tỷ USD để mua tiền ảo. Trong lúc đó, việc Iran phát triển một đồng tiền ảo thử nghiệm đã không còn là bí mật. Ngân hàng trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông nước này đang tiếp tục công việc xây dựng một khung pháp lý cho ngành công nghiệp công nghệ tài chính này.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận